(Baothanhhoa.vn) - Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam về việc "Phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới”, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã góp phần tích cực vào việc tham gia củng cố cơ sở chính trị, từng bước làm thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 681

Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam về việc "Phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới”, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã góp phần tích cực vào việc tham gia củng cố cơ sở chính trị, từng bước làm thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 681Đảng viên Đồn Biên phòng Mường Mìn, hướng dẫn cho Nhân dân trên địa bàn áp dụng đưa giống lúa mới vào thâm canh, sản xuất.

Được tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn và cũng là đảng viên được giao phụ trách hộ gia đình, Trung tá Vi Văn Lợi thường xuyên bám địa bàn để nắm tình hình, tham mưu kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế cho địa phương. Anh đã mạnh dạn đề xuất với chính quyền xã Sơn Điện đưa giống lúa mới J02i vào sản xuất đại trà trên diện tích 10 ha, cho năng suất trên 70 tạ/ha; đồng thời vận động các gia đình mở rộng diện tích trồng cây vầu. Năm 2022 Sơn Điện đã trồng mới trên 40 ha vầu, nâng diện tích vầu toàn xã lên hơn 400 ha; thu nhập từ cây vầu đạt trên 50 triệu đồng/ha. Kinh tế phát triển giúp địa phương đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện xã đã có 6/10 bản được công nhận là bản NTM, trong đó có 2 bản NTM kiểu mẫu.

Huyện Quan Sơn là nơi đứng chân của 3 đồn biên phòng, gồm: Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Đồn Biên phòng Tam Thanh, Đồn Biên phòng Mường Mìn. Thực hiện Chỉ thị 681, các đồn đã lựa chọn những cán bộ, đảng viên có thời gian công tác tại địa bàn lâu năm, ưu tiên các đồng chí là người dân tộc thiểu số để thực hiện nhiệm vụ này. Đã có 95 đảng viên được phân công phụ trách gần 500 hộ gia đình tại các xã biên giới, trong đó phần lớn là các hộ nghèo và cận nghèo. Các đảng viên biên phòng tập trung hướng dẫn bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tham mưu với đơn vị, địa phương hỗ trợ cây con giống để phát triển các mô hình chăn nuôi, lâm nghiệp có thế mạnh... Đến nay sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 681, trên địa bàn huyện Quan Sơn tỷ lệ hộ nghèo ở các xã do các đảng viên biên phòng trực tiếp phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ đã giảm tới 10%.

Bí thư Huyện ủy Quan Sơn Lương Thị Hạnh, cho biết: Các đảng viên là bộ đội biên phòng đã tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật tới Nhân dân, tham gia khắc phục các đợt thiên tai bão lũ, hỗ trợ học bổng để con em dân tộc nghèo được đến trường. Với những việc làm thường xuyên và ý nghĩa như vậy, Chỉ thị 681 đã tác động tích cực đến nhận thức tâm tư của bà con, đồng thời góp phần xây dựng mối đoàn kết quân dân để giữ vững chủ quyền an ninh biên giới.

Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị 681, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã có 542 đảng viên được phân công phụ trách giúp đỡ 2.787 hộ; trong đó có 1.798 hộ là người dân tộc thiểu số, 2.179 hộ chính sách, khó khăn, 352 hộ có mối quan hệ chính trị - xã hội phức tạp, 256 hộ có mối quan hệ thân tộc, dân tộc hai bên biên giới. Các đảng viên đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho các hộ về tham gia giữ gìn an ninh biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vụ việc liên quan đến giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, các vấn đề nóng vùng giáp biên, chăm lo cho con em các hộ nghèo được đến trường. Đặc biệt, các đảng viên đã tích cực hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng NTM. Các đồng chí còn trực tiếp hỗ trợ vật chất, ngày công lao động cho các hộ gia đình. Đến nay, các đồn biên phòng đã hỗ trợ các hộ gia đình trên 200 triệu đồng và gần 2.500 ngày công. Nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả như mô hình trồng vầu ở các huyện Lang Chánh, Quan Sơn; mô hình trồng cây táo mèo dưới tán rừng phòng hộ ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát...

Với kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 681 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, cần tiếp tục phát huy, nhân rộng.

Bài và ảnh: Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]