(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng có diễn biến phức tạp, xảy ra ở cả hình thức lừa đảo truyền thống và thông qua mạng internet, viễn thông, gây thiệt hại lớn về tài sản, bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống Nhân dân.

Thực hiện đồng bộ giải pháp đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng có diễn biến phức tạp, xảy ra ở cả hình thức lừa đảo truyền thống và thông qua mạng internet, viễn thông, gây thiệt hại lớn về tài sản, bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống Nhân dân.

Thực hiện đồng bộ giải pháp đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạngCông an huyện Quảng Xương hỏi cung đối tượng Phạm Quốc Minh Quân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua nắm bắt tình hình và theo dõi kết quả đấu tranh, xác minh, làm rõ các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Công an tỉnh Thanh Hóa nhận thấy có một số thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng thường lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lòng tham vật chất và sự sợ hãi của bị hại, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng các giao dịch, kết nối trên internet, mạng xã hội, mạng viễn thông để liên lạc với bị hại, sau đó lợi dụng lòng tin, lòng tham hoặc sự sợ hãi của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo. Đối với hình thức này nổi lên một số thủ đoạn chủ yếu, như: giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen và nhắn tin cho bị hại hứa sẽ chuyển quà hoặc USD, EURO về Việt Nam. Sau đó giả danh nhân viên sân bay, bưu điện, hải quan thông báo và yêu cầu người nhận chuyển tiền đóng cước, thuế hoặc chi phí thông quan mới được nhận quà để chiếm đoạt.

Ngoài ra, đối tượng còn giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện đe dọa các cá nhân, thông báo họ đang liên quan đến vụ án, vụ việc vi phạm pháp luật, yêu cầu cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản mà đối tượng cung cấp nhằm mục đích phục vụ điều tra, khi nào kết thúc sẽ trả lại và không được tiết lộ cho người khác để đảm bảo an toàn tính mạng. Cùng với đó, đối tượng còn giả danh cán bộ Cục Cảnh sát giao thông, cán bộ công an các đơn vị, địa phương thông báo cho bị hại về vi phạm khi tham gia giao thông, yêu cầu bị hại đăng nhập tài khoản để nộp tiền xử phạt nguội.

Bên cạnh đó, đối tượng lừa đảo còn kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo như kêu gọi người dân bỏ tiền tham gia đầu tư, mua - bán, giao dịch các loại "tiền ảo”, “tiền kỹ thuật số”, “tiền mã hóa” (Bitcoin, Etherum, USDT...) trên các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Orion - BO), sàn đầu tư ngoại hối,... gắn mác giấy phép hoạt động của nước ngoài, kèm theo các lời cam đoan, hứa hẹn lợi nhuận lớn, bảo hiểm vốn... Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng chủ sàn sẽ can thiệp làm mất giá trị của đồng tiền ảo, điều chỉnh kết quả giao dịch thắng - thua một cách tinh vi hoặc đánh sập hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền của nhà đầu tư. Cùng với đó, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng tuyển cộng tác viên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; lừa đảo vay vốn qua app; lừa đảo trúng thưởng; lừa đảo đặt cọc mua hàng qua mạng,... Theo thống kê, trong năm 2022 và hơn 3 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra gần 150 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại trên 40 tỷ đồng. Trong đó, lừa đảo truyền thống xảy ra gần 50 vụ, lừa đảo trên không gian mạng xảy ra trên 100 vụ.

Trước những diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, viễn thông, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh. Đồng thời, chỉ đạo công an các phòng nghiệp vụ, địa phương chủ động nắm tình hình, phòng ngừa và đấu tranh triệt phá các tổ chức, đường dây, cá nhân lợi dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội. Củng cố chắc chắn hồ sơ, khởi tố các vụ việc có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tăng cường công tác trinh sát nắm tình hình diễn biến, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, tập trung đấu tranh với các đối tượng là học sinh, sinh viên có kiến thức và đam mê công nghệ thông tin; các đối tượng không có việc làm ổn định thường tụ tập chơi game, các đối tượng kinh doanh qua mạng internet; các đối tượng có biểu hiện bất minh về kinh tế mà hoạt động liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông... Cùng với công tác đấu tranh, lực lượng công an đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao; nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, cũng như kịp thời cung cấp các thông tin, dấu hiệu hoạt động của tội phạm công nghệ cao trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính để kinh doanh, thông tin liên lạc. Đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong các trường THPT, cao đẳng, đại học trên địa bàn nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, lực lượng công an tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như bưu chính, viễn thông, ngân hàng, tài chính... để trao đổi thông tin tội phạm, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Theo cơ quan chuyên môn dự báo, thời gian tới, các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là thông qua mạng internet, viễn thông vẫn còn diễn biến phức tạp, với nhiều hình thức, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Một số đối tượng lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là công nghệ thông tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh, hiện cũng có cán bộ, viên chức do nhẹ dạ, cả tin đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cá nhân... Vì vậy, thời gian tiếp theo, lực lượng công an trong tỉnh tiếp tục quan tâm tuyên truyền, cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để Nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm. Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Xử lý các đối tượng phạm tội nghiêm minh trước pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa chung. Tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả các mô hình tự quản, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm tại cơ sở. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; đẩy mạnh đấu tranh, trấn áp với các loại tội phạm; phát hiện, triệt xóa các đường dây, ổ nhóm, đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]