(Baothanhhoa.vn) - Công an huyện Thường Xuân vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Vi Ngọc Tuấn, cựu Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thành Thượng, xã Tân Thành về tội tham ô tài sản. Trước đó, ông Tuấn được UBND xã giao quản lý, cấp phát gạo Nhà nước hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thôn. Tuy nhiên, ông đã tự ký tên các hộ dân vào danh sách nhận gạo trợ cấp rồi nộp cho UBND xã để chiếm đoạt gần 4,8 tấn gạo. Ông Tuấn cũng đã bị khai trừ Đảng, miễn nhiệm các chức vụ trong Đảng và chức vụ trưởng thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thêm bài học từ vi phạm của cán bộ cấp thôn, bản

Công an huyện Thường Xuân vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Vi Ngọc Tuấn, cựu Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thành Thượng, xã Tân Thành về tội tham ô tài sản. Trước đó, ông Tuấn được UBND xã giao quản lý, cấp phát gạo Nhà nước hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thôn. Tuy nhiên, ông đã tự ký tên các hộ dân vào danh sách nhận gạo trợ cấp rồi nộp cho UBND xã để chiếm đoạt gần 4,8 tấn gạo. Ông Tuấn cũng đã bị khai trừ Đảng, miễn nhiệm các chức vụ trong Đảng và chức vụ trưởng thôn.

Thêm bài học từ vi phạm của cán bộ cấp thôn, bản

Như vậy, cán bộ vi phạm đã bị xử lý bước đầu và theo như nội dung khởi tố ông Tuấn sẽ còn bị pháp luật xử lý thích đáng. Từ sự việc đáng tiếc này cho thấy, việc phát huy dân chủ ở cơ sở cũng như trách nhiệm trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền cấp xã vẫn còn những lỗ hổng.

Mỗi chi bộ, thôn, bản đều có chi ủy, ban liên cán, ban công tác mặt trận thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, giám sát các hoạt động của thôn. Cùng với đó, thời gian gần đây Đảng, Nhà nước và tỉnh đã ban hành nhiều quy định liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... Thế nhưng việc chuyên quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong xử lý công vụ để bớt xén, ăn chặn của người dân vẫn xảy ra.

Mặt khác, qua câu chuyện này cho thấy vai trò, tiếng nói của người dân trong việc bảo vệ quyền lợi của mình cũng rất yếu ớt. Việc Nhà nước hỗ trợ gạo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng được thực hiện công khai, căn cứ trên diện tích rừng, số nhân khẩu thực tế tham gia để phê duyệt, giao cho chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã tiếp nhận, phân bổ và giám sát thực hiện. Thế nhưng dường như trách nhiệm đó đều đã bị bỏ qua, để cá nhân thao túng và dễ dàng che mắt. Tài sản của Nhà nước bị thất thoát trong vụ án này theo quy định sẽ được cơ quan bảo vệ pháp luật thu hồi, nhưng lòng tin của Nhân dân địa phương thì không dễ vãn hồi ngay được. Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng cán bộ cấp thôn, bản lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân có nguyên nhân từ việc thiếu quản lý và kiểm tra, giám sát của cơ quan các cấp. Cán bộ cấp thôn, bản ở một số nơi lâu nay được xem như là “mắt xích yếu” trong thực thi công vụ do nhiều người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nên thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến dễ làm việc sai, làm việc theo cảm tính, thực thi nhiệm vụ bằng ý chí.

Qua vụ việc này, một lần nữa đặt ra yêu cầu cho cấp ủy, chính quyền cấp xã phải chú trọng hơn nữa đối với công tác cán bộ cấp thôn, bản. Theo đó, cần phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nhất là các kiến thức về pháp luật để cán bộ thôn, bản không làm sai và không dám làm sai. Cùng với đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, để mỗi tổ chức, mỗi người dân là “tai”, “mắt” kiểm soát, tạo ra lằn ranh để cán bộ cơ sở thực hiện công việc trong khuôn khổ và đúng quy định của pháp luật.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]