(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục diễn đàn góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến của các luật gia, luật sư trong tỉnh.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

Tiếp tục diễn đàn góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến của các luật gia, luật sư trong tỉnh.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

Luật gia Lê Đình Ty, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa: Nên xem xét để TAND giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

Điều 226, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nêu: Người sử dụng đất (SDĐ), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến SDĐ có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan (tức UBND) có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại TAND. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện vụ án hành chính tại TAND theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

Theo dự thảo điều luật này, UBND và TAND đều có thẩm quyền giải quyết. Theo quan điểm của tôi, việc này chỉ nên giao cho Tòa án giải quyết. Thực tế cho thấy, nhiều vụ khiếu kiện về đất đai qua UBND giải quyết, người dân không đồng ý với kết quả giải quyết hoặc có vụ việc UBND đã ban hành quyết định giải quyết, người dân không đồng tình, kiện ra Tòa án. Khi ra Tòa lại bị Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính. Như vậy cuối cùng rồi cũng ra Tòa. Hơn nữa, UBND vừa là chủ thể quy định giá đất bồi thường, vừa giải quyết khiếu nại là không phù hợp, có thể nói “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Việc đổi mới, giao cho Tòa án giải quyết sẽ tạo điều kiện cho người dân đối thoại trực tiếp với người ra quyết định hành chính. Mặt khác, Tòa án có luật hòa giải sẽ thuận lợi cho các bên có thể hòa giải tại Tòa. Tòa án có cán bộ chuyên môn sâu, hiểu biết về pháp luật sẽ thuận lợi, khách quan hơn trong quá trình giải quyết vụ việc. Đồng thời, cũng khắc phục được tình trạng người dân khiếu kiện lòng vòng, luẩn quẩn giữa các cấp, giữa UBND với Tòa án; có thể rút ngắn được thời gian giải quyết, góp phần cho cán bộ chuyên môn của UBND các cấp làm tốt hơn nhiệm vụ, hạn chế sai sót, không dám làm sai vì sẽ phát sinh khởi kiện ra Tòa. Vì vậy, nên xem xét để cho TAND giải quyết tranh chấp đất đai; UBND các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho TAND giải quyết.

Đối với việc giao đất cho các cơ quan, tổ chức, khoản 1 Điều 34 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nêu: “Tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này”.

Tuy nhiên, tôi cho rằng nên quy định một chương riêng về đất giao cho tổ chức, cơ quan Nhà nước. Bởi, việc giao đất cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước là không thu tiền SDĐ nên cần có những quy định riêng, cụ thể để khi luật có hiệu lực, áp dụng trong thực tiễn được đồng bộ, chặt chẽ và thống nhất. Thực tế, hiện nay không ít cơ quan, tổ chức Nhà nước SDĐ còn gây lãng phí, quản lý cũng chưa tốt, nhất là các cơ quan, đơn vị chuyển vị trí mới theo quy hoạch, vị trí cơ quan cũ đang để hoang trong nhiều năm…

Luật sư Đoàn Bá Nghĩa, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa: Điều chỉnh quy định đăng ký lập kế hoạch sử dụng đất

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý, việc quản lý dựa trên đăng ký SDĐ của chủ sử dụng. Hiện nay pháp luật quy định việc SDĐ của cá nhân, tổ chức… phải thực hiện việc đăng ký lập kế hoạch SDĐ hàng năm và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được phép sử dụng vào mục đích cụ thể.

Đăng ký lập kế hoạch SDĐ hàng năm là việc đăng ký phương án SDĐ của địa phương trong năm đó. Với từng khu vực cụ thể, UBND cấp huyện dựa trên nhu cầu đăng ký SDĐ của cá nhân, tổ chức hoặc nhu cầu SDĐ của Nhà nước SDĐ vào mục đích phát triển vì lợi ích công cộng, xét thấy điều này sẽ phù hợp hơn đối với từng loại đất mới, đất chưa sử dụng hoặc các khu vực đã sử dụng nhưng nay có kế hoạch sử dụng vào mục đích khác để phục vụ cho lợi ích Nhà nước, công cộng hoặc dự án của tư nhân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với những khu vực đã có quy hoạch vào mục đích chung nhưng xen kẽ đó những thửa đất chưa được chuyển đổi vào mục đích chung đã quy hoạch này thì vẫn phải bắt buộc thực hiện đăng ký vào kế hoạch SDĐ hàng năm và vẫn phải chờ được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho chuyển mới được chuyển. Trong khi đó việc chuyển mục đích SDĐ này là phù hợp với quy hoạch chung đã được lập và phê duyệt. Thế nhưng khi người dân muốn chuyển đổi mục đích SDĐ phải đăng ký vào kế hoạch SDĐ hàng năm và phải chờ đợi thời gian mới biết là có được chuyển đổi hay không. Điều này vô tình làm hạn chế quyền của chủ SDĐ, làm hạn chế nhu cầu SDĐ thiết thực, làm ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả trong khai thác SDĐ.

Tôi ví dụ, khu vực đã quy hoạch đất ở thuộc khu dân cư nông thôn, những hộ gia đình có đất nông nghiệp (liền thửa hoặc khác thửa) có thể xem là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu quy hoạch đất ở khi không còn nhu cầu sử dụng canh tác muốn chuyển đổi sang mục đích đất ở để đầu tư hoặc phân chia cho con cái lấy nơi ở ổn định thì vẫn phải đăng ký vào kế hoạch hàng năm và tiếp tục chờ đợi. Ở đây tôi chưa bàn đến việc đăng ký là sẽ được chuyển. Nhiều địa phương mặc dù người dân chờ đợi cả năm trời nhưng kết quả là vẫn không đủ điều kiện chuyển mục đích SDĐ vì nhiều lý do khác nhau.

Do đó, tôi cho rằng cần điều chỉnh quy định để phù hợp với nhu cầu SDĐ và thẩm quyền duyệt kế hoạch SDĐ để giảm thiểu thủ tục hành chính phục vụ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân được thiết thực, nhanh gọn hơn.

Việt Hương (ghi)


Việt Hương (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]