(Baothanhhoa.vn) - Sáng 3-3, UBND huyện Hậu Lộc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sáng 3-3, UBND huyện Hậu Lộc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Dự hội nghị có đại diện Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND; các ban, ngành đoàn thể cấp huyện; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đồng chí Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23-12-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31-12-2022 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22-1-2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo quy định, ngày 15-3-2023 sẽ hoàn thiện việc lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều quy định về: Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; chế độ sử dụng các loại đất; giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai…

Thực hiện kế hoạch lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), UBND huyện Hậu Lộc đã xây dựng kế hoạch và công văn triển khai tới tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; lập hòm thư điện tử công khai để thuận lợi cho các tổ chức, các tầng lớp Nhân dân đóng góp ý kiến. Các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị đều mở trang thông tin điện tử, hòm thư điện tử để tổ chức, cá nhân tham gia góp ý trực tiếp, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến Nhân dân tại cơ sở. Hầu hết các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức cá nhân đều quan tâm đến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tham gia ý kiến trên mọi lĩnh vực qua hòm thư điện tử và qua các hội nghị, tọa đàm, hội thảo… Việc UBND huyện Hậu Lộc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm nhận được sự đóng góp ý kiến của các đại biểu về dự để UBND huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định, góp phần hoàn thiện hơn vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo khi Luật được ban hành có tính khả thi cao và thực sự đi vào cuộc sống.

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, đồng chí Trịnh Trung Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hậu Lộc đã trình bày Đề cương lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 10 nội dung trọng tâm: Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hậu Lộc trình bày Đề cương lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở Đề cương lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung của Dự thảo Luật; đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc, tình hình thực tế tại cơ sở liên quan đến lĩnh vực đất đai, từ đó mong muốn sẽ góp phần giải quyết những vấn đề trên.

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đồng chí Lường Văn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Hậu Lộc phát biểu tại hội nghị.

Thay mặt Thường trực HĐND huyện Hậu Lộc, đồng chí Lường Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện đưa ra những ý kiến đóng góp, tổng hợp của HĐND huyện về một số nội dung dự thảo như: Phân loại đất (Điều 10); Nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 31); Về giao đất, cho thuê đất (Điều 36); Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 89); Xây dựng bảng giá đất (Điều 154); Đất trồng lúa (Điều 176); Về tập trung đất nông nghiệp (Điều 185); Về quy hoạch sử dụng đất (Chương V); Về giải quyết tranh chấp đất đai (Điều 225). Cụ thể, đối với Phân loại đất (Điều 10) cần bổ sung dự thảo loại đất có mục đích công cộng đó là công trình cấp nước sạch, thoát nước mưa và nước thải. Bởi vì, trên thực tế loại đất này có mặt ở khắp mọi nơi và liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý và sử dụng đất. Trong khi chưa có quy chế để quản lý khi xảy ra tranh chấp, nhưng thực tế hiện nay việc tranh chấp diễn ra khá phổ biến đối với loại đất này. Đối với việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 89) cần có tiêu chí cụ thể về việc cấp tái định cư như chưa quy định phải hoàn thành khi tái định cư bao nhiêu ngày trước khi tiến hành thu hồi, nếu không hoàn thành thì phải có những phương án bồi thường cụ thể. Cần làm rõ hơn các tiêu chí, điều kiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với việc xây dựng bảng giá đất (Điều 154) có nêu: khoản 2 Điều 154 quy định “Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn”, đề nghị thêm vào nội dung là “Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (nếu quy hoạch, kế hoạch thay đổi thì giá đất thửa đất đó cũng thay đổi theo”. Lý do đề nghị là bởi, giá đất không những chỉ phụ thuộc vào vị trí đất mà còn phụ thuộc vào kế hoạch đất, quy hoạch sử dụng đất. Hai thửa đất cạnh nhau nhưng thửa đất có quy hoạch đất nông nghiệp khác với thửa đất có quy hoạch phi nông nghiệp; thửa đất có kế hoạch sử dụng đất trong 2 năm khác nhau với thửa đất quy hoạch sử dụng trong 5 năm tới; thửa đất đã có quy hoạch 1/500 khác với thửa đất chưa có quy hoạch 1/500...

Ngoài những nội dung cụ thể góp ý chi tiết vào từng Điều, Khoản của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu đề nghị cấp trên cần xem xét lại tính thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai 2023 (Sửa đổi) với Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… nhằm tránh sự không thống nhất giữa các loại Luật, tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Huyện Hậu Lộc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Các đại biểu đại diện cho các đơn vị, các xã, thị trấn tham gia đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Kết luận hội nghị, đồng chí Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu đại diện cho các ngành, đơn vị, các xã, thị trấn; trên cơ sở ý kiến góp ý, UBND huyện Hậu Lộc sẽ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]