(Baothanhhoa.vn) - Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên được giao quản lý, bảo vệ 24.728,6 ha rừng, trong đó có 23.816,23 ha rừng đặc dụng và 912,37 ha rừng sản xuất. Hiện nay, Khu BTTN Xuân Liên hiện có hơn 7.000 hộ dân với hơn 31.700 nhân khẩu sinh sống tại 5 xã, thị trấn vùng đệm, gồm: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động khoảng hơn 19.000 người với ngành nghề chủ yếu là nông, lâm nghiệp (chiếm gần 94%). Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng, với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ gồm: dân tộc Thái chiếm 69%; dân tộc Kinh chiếm 30%, còn lại là dân tộc Mường với 1%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đa dạng các hình thức tuyên truyền pháp luật ở Khu BTTN Xuân Liên

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên được giao quản lý, bảo vệ 24.728,6 ha rừng, trong đó có 23.816,23 ha rừng đặc dụng và 912,37 ha rừng sản xuất. Hiện nay, Khu BTTN Xuân Liên hiện có hơn 7.000 hộ dân với hơn 31.700 nhân khẩu sinh sống tại 5 xã, thị trấn vùng đệm, gồm: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động khoảng hơn 19.000 người với ngành nghề chủ yếu là nông, lâm nghiệp (chiếm gần 94%). Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng, với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ gồm: dân tộc Thái chiếm 69%; dân tộc Kinh chiếm 30%, còn lại là dân tộc Mường với 1%.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền pháp luật ở Khu BTTN Xuân Liên

Một buổi tuyên truyền về pháp luật quản lý, bảo vệ rừng tại thôn Phống, xã Bát Mọt (Thường Xuân). (Ảnh chụp năm 2020).

Từ thực tế đó, việc tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng (BVR), BTTN và đa dạng sinh học cho người dân nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn là vô cùng quan trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho người dân các xã vùng đệm. Nhiệm vụ này được Ban Quản lý (BQL) Khu BTTN Xuân Liên luôn chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Ban đã xây dựng được 84 cọc mốc ranh giới cấp một, 12 biển báo BVR, 6 bảng tuyên truyền lớn và 60 biển báo cấm lửa; xây dựng 29 bộ hồ sơ quản lý tiểu khu; xây dựng 1 phần mềm quản lý hồ sơ tiểu khu rừng; hàng năm thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. Đơn vị thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thôn bản vùng đệm tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về các giá trị tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn; các quy định mới của Luật Lâm nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định về quản lý, BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng; công tác quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm... Các nội dung tuyên truyền được đơn vị xây dựng thành hệ thống tài liệu, băng đĩa và được phát trực tiếp trên hệ thống loa truyền thanh thôn, bản hoặc lồng ghép vào các hội nghị. Cán bộ của BQL còn trực tiếp đối thoại với người dân về công tác quản lý, BVR, các chính sách hưởng lợi tài nguyên, tổ chức cam kết BVR, không sử dụng cưa xăng để khai thác gỗ trái phép, vận động Nhân dân giao nộp súng săn, di dời và xử lý dứt điểm tình trạng chăn thả gia súc trong rừng đặc dụng. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, người dân trong vùng cơ bản đã hiểu giá trị của tài nguyên rừng và từng bước tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của khu bảo tồn.

Năm 2020, BQL đã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của 12 thôn vùng đệm được 416 lượt; 123 cuộc họp thôn với hơn 13.000 lượt người tham gia; khoán BVR 23.816,23 ha cho 12 cộng đồng, 20 hộ gia đình, cá nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2021, BQL đã tổ chức 84 cuộc họp thôn với hơn 6.500 lượt tham gia; 171 lượt tuyên truyền trên hệ thống loa, đài. Phối hợp với các xã vùng đệm, các thôn nhận khoán BVR tổ chức di dời 2.946 con trâu, bò ra khỏi rừng đặc dụng. Quản lý 45 cưa xăng tại các thôn vùng đệm; ký 194 cam kết với các chủ rừng giáp ranh và 697 bản cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, không săn bắn, bẫy bắt động vật rừng tại các thôn vùng đệm.

Hàng năm, BQL thực hiện giao khoán BVR tự nhiên cho các cộng đồng thôn, bản vùng đệm. Qua đó đã phát huy được tính tự giác, tích cực của cộng đồng, huy động được nhân lực tham gia BVR, làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân về ý thức BVR. Đơn vị tích cực xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân, như: trồng cây ăn quả, trồng cây phân tán, hỗ trợ làm các công trình công ích của thôn bản; thu hút đầu tư hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để nâng cao chuỗi sản phẩm, tạo sinh kế cho người dân, tăng thu nhập giảm sức ép vào rừng, góp phần tích cực trong BVR và đa dạng sinh học. Đơn vị đã xây dựng, kiện toàn và bồi dưỡng cho 12 tổ BVR /12 thôn thuộc các xã vùng đệm khu bảo tồn. Đây là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong gương mẫu, vận động Nhân dân tham gia, đồng thời là lực lượng xung kích, kịp thời trực tiếp xử lý ngay các tình huống phát sinh trong công tác quản lý, BVR tại cơ sở. BQL phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, Khu BTTN Pù Hoạt và các tổ BVR 12 thôn vùng đệm tổ chức lực lượng tuần tra BVR, chú trọng tập trung vào các khu vực rừng giàu tài nguyên, khu vực giáp ranh với tỉnh Nghệ An...

Thời gian tới, để thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ an toàn 23.816,23 ha rừng đặc dụng được giao quản lý, trong đó tập trung ưu tiên bảo vệ an toàn các loài thực vật, động vật đặc hữu quý hiếm, các loài cây cổ thụ biểu tượng của khu rừng nguyên sinh; hệ sinh thái rừng đặc trưng và tài nguyên, cảnh quan đẹp trong khu rừng đặc dụng, BQL Khu BTTN Xuân Liên tiếp tục tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học. Tổ chức ký cam kết với các hộ dân sống liền kề không lấn chiếm, xâm lấn đất rừng đặc dụng và cấm người ra vào rừng, chăn thả gia súc trái phép trong rừng đặc dụng. Đồng thời, thực hiện hiệu quả công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng trong vùng lõi của khu bảo tồn; quy hoạch, phát triển rừng vùng đệm gắn với đề án phát triển rừng gỗ lớn, rừng luồng thâm canh và cây quế đặc sản ở Thường Xuân. Đơn vị đang tập trung kêu gọi thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học.

Bài và ảnh: Minh Hiền


Bài và ảnh: Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]