(Baothanhhoa.vn) - "Không biết hôm nay có mấy ca nhiễm COVID-19 nhỉ? 18h rồi đấy.” - Trong những ngày gia đình tôi ở nhà thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, hầu như chiều nào mẹ chồng tôi cũng đều nói câu đó. Có những lần chưa ai trong gia đình cập nhật thông tin để trả lời, thế là mẹ chồng tôi đã cầm điện thoại, vào zalo đọc thông tin dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh mà Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đăng tải. Ví như: “Hôm nay (20-9) cả tỉnh chỉ có 5 ca nhiễm trong khu cách ly. Trong khu phong tỏa, trong cộng đồng không có ca bệnh nào. May quá. Không có ca nhiễm trong cộng đồng thì bọn trẻ sắp được đi học rồi...” - bà tỏ vẻ vui mừng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động, linh hoạt tuyên truyền pháp luật trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

"Không biết hôm nay có mấy ca nhiễm COVID-19 nhỉ? 18h rồi đấy.” - Trong những ngày gia đình tôi ở nhà thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, hầu như chiều nào mẹ chồng tôi cũng đều nói câu đó. Có những lần chưa ai trong gia đình cập nhật thông tin để trả lời, thế là mẹ chồng tôi đã cầm điện thoại, vào zalo đọc thông tin dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh mà Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đăng tải. Ví như: “Hôm nay (20-9) cả tỉnh chỉ có 5 ca nhiễm trong khu cách ly. Trong khu phong tỏa, trong cộng đồng không có ca bệnh nào. May quá. Không có ca nhiễm trong cộng đồng thì bọn trẻ sắp được đi học rồi...” - bà tỏ vẻ vui mừng.

Chủ động, linh hoạt tuyên truyền pháp luật trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Đoàn xã Quảng Thái (Quảng Xương) hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone trên smartphone.

Nghe bà thông báo những thông tin chính thống mà mình được cập nhật, mới thấy tác dụng của việc tuyên truyền thông qua mạng xã hội, qua các phương tiện truyền thông. Không chỉ có lớp trẻ, mà ngay cả những người như mẹ chồng tôi, năm nay đã gần 80 tuổi thì việc thông qua smartphone để kết nối với mạng xã hội zalo, facebook đã trở thành tương đối phổ biến. Nhờ đó, những thông tin mới, nóng về tình hình dịch bệnh COVID-19 hay mức xử phạt vi phạm hành chính trong khoảng thời gian giãn cách, bà đều nắm rất chắc nhờ tin nhắn trên mạng zalo.

Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để góp phần “đè bẹp” những thông tin không chính thống, sai lệch lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang cho người dân thì ngoài việc tích cực tuyên truyền bằng hệ thống văn bản, trên loa truyền thanh cơ sở, truyền thanh lưu động, phát tờ rơi... các cơ quan, đơn vị, địa phương, các hội, đoàn thể còn lập các nhóm zalo, facebook để đăng tải các thông tin, văn bản, chỉ thị của tỉnh, của địa phương, của các hội, đoàn thể một cách nhanh nhất, chính xác nhất về diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trong ngày để mọi đối tượng đều biết. Đơn cử như, thông qua ứng dụng zalo, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh đã gửi hơn 8 triệu tin nhắn đến 1,4 triệu người dân sử dụng ứng dụng zalo trên địa bàn tỉnh để thông tin về tình hình dịch bệnh, các thông báo khẩn về truy vết, cách ly và các ca nhiễm mới có yếu tố dịch tễ trong cộng đồng. Hay như huyện Yên Định đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị, cơ quan, đoàn thể thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng địa bàn cơ sở, như: Tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của huyện, xã; thành lập các nhóm trên zalo, từ huyện đến cơ sở để triển khai kịp thời các văn bản, chỉ thị của cấp trên; ở cơ sở các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân cũng lập các nhóm zalo, facebook xuống thôn, khu phố. Bên cạnh đó, huyện đã phát huy hết vai trò của hệ thống loa truyền thanh từ huyện xuống xã trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo nghị quyết của HĐND huyện, nhiệm vụ công tác trọng tâm của từng phòng, ban, đơn vị, đoàn thể cấp huyện và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu... Các khối cơ quan, đoàn thể huyện, thành viên hội đồng phối hợp PBGDPL chủ động đẩy mạnh tuyên truyền song song nội dung các văn bản, chính sách thuộc ngành, phạm vi quản lý với các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch cho từng cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết. Kết quả, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, huyện Yên Định đã tuyên truyền được 360 lượt trên hệ thống loa truyền thanh huyện, phát hơn 2.000 tờ gấp pháp luật về xử lý vi phạm phòng, chống dịch bệnh COVID-19; treo khẩu hiệu, pano, áp phích, bảng điện tử... trên các tuyến đường cũng như tại các cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn tuyên truyền pháp luật thông qua các hoạt động hòa giải cơ sở, tư vấn pháp luật, tủ sách pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật...

“Từ việc linh hoạt, đa dạng trong cách tuyên truyền, PBGDPL theo từng địa bàn, đối tượng kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đã truyền tải thông điệp pháp luật kịp thời, nhanh chóng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện. Qua đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận của Nhân dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm cho hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng, thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của huyện” - ông Trịnh Hồng Sơn, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Yên Định, cho biết.

Trao đổi với chúng tôi về việc các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cách làm sáng tạo thực hiện tuyên truyền, PBGDPL trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, ông Hoàng Văn Truyền, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Sở Tư pháp đã ban hành các công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn theo hướng lấy người dân làm trung tâm. Nội dung PBGDPL bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể. Kịp thời thông tin đầy đủ các chính sách, văn bản pháp luật mới, cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các vấn đề có tác động lớn đến xã hội, các vấn đề được xã hội quan tâm (như tuyên truyền về tình hình dịch bệnh COVID-19) hoặc cần định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận cao trong thực thi chính sách, pháp luật. Đối với các địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống cần quan tâm xây dựng tài liệu, nội dung tuyên truyền pháp luật bằng tiếng dân tộc cho phù hợp với các đối tượng và yêu cầu thực tiễn. Việc thực hiện tuyên truyền ngoài các hình thức như hội thảo, tọa đàm, trên chuyên trang, chuyên mục... cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL như qua cổng/trang thông tin điện tử; thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn pháp luật trực tuyến; gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Kế hoạch số 211/KHUBND ngày 11-10-2019 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh”. Tích cực tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật, giải đáp pháp luật và các vướng mắc phổ biến trong áp dụng pháp luật về các lĩnh vực, phạm vi quản lý. Tăng cường và phát huy vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở, các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác PBGDPL; nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục PBGDPL; tổ chức các đợt cao điểm phổ biến, truyền thông về lĩnh vực pháp luật quan trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Lồng ghép PBGDPL với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, học tập tại cộng đồng và các phong trào vận động Nhân dân tuân thủ, chấp hành pháp luật, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại...

Song song với công tác chỉ đạo trên, Sở Tư pháp cũng đã tham mưu cho Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, trong đó có cuộc thi “Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng (PCTN)”. Cuộc thi có sức lan tỏa mạnh mẽ về mục đích, ý nghĩa tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCTN, góp phần vào công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước ta đang triển khai hiện nay. Đồng thời, tạo ra một đợt sinh hoạt pháp lý rộng khắp nhằm nâng cao trình độ cũng như nhận thức pháp luật của các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, sở đã in ấn, phát hành 35.000 tờ gấp tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 cấp phát cho đối tượng thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh.

Có thể nói, việc đa dạng, linh hoạt các hình thức tuyên truyền, PBGDPL, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền pháp luật trong bối cảnh dịch bệnh là một trong những giải pháp căn cơ, có tính đột phá để thay đổi tổng thể diện mạo, cách thức PBGDPL, tạo điều kiện cho người dân tự học tập, tìm hiểu pháp luật, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân, qua đó góp phần nâng cao nhận thức chấp hành các quy định pháp luật cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Ngân Hà


Bài và ảnh: Ngân Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]