(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, lợi dụng việc Quốc hội thông qua Luật Căn cước (LCC) và thẻ căn cước công dân có tên gọi mới là “thẻ căn cước”, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, các tổ chức phản động đã và đang ra sức đẩy mạnh các hoạt động công kích, lôi kéo người dân và gây hoang mang dư luận...

Cảnh giác với chiêu trò xuyên tạc về Luật Căn cước

Thời gian gần đây, lợi dụng việc Quốc hội thông qua Luật Căn cước (LCC) và thẻ căn cước công dân có tên gọi mới là “thẻ căn cước”, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, các tổ chức phản động đã và đang ra sức đẩy mạnh các hoạt động công kích, lôi kéo người dân và gây hoang mang dư luận...

Cảnh giác với chiêu trò xuyên tạc về Luật Căn cướcNgười dân đề cao cảnh giác trước các thông tin xấu, độc trên không gian mạng của tổ chức phản động (Ảnh chụp từ internet).

Trên nền tảng mạng xã hội facebook, tổ chức phản động Việt Tân đăng tải trạng thái: “Quốc hội đã thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Trên thẻ căn cước mới này không còn mục quê quán nữa vì trong nước mà người ở thành phố hay nông thôn cũng đã bị coi là không cùng đẳng cấp rồi”. Với một dòng trạng thái khá khó hiểu, thế nhưng lại có không ít “comment” thiếu hiểu biết, phiến diện và a dua, cổ súy cho các hoạt động công kích, lôi kéo, gây hoang mang dư luận của các trang phản động, thù địch do các tổ chức phản động đứng sau.

Phải nhấn mạnh rằng, việc Quốc hội thông qua LCC tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là một bước đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân vào công tác quản lý Nhà nước. Việc sử dụng tên gọi LCC cũng thể hiện rõ tính khoa học, bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng và phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Cụ thể, LCC bổ sung một số thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của cơ quan Nhà nước và người dân; giúp việc xác minh danh tính và giao dịch của công dân trên các nền tảng điện tử thuận tiện, an toàn hơn. Quy định về căn cước điện tử có giá trị pháp lý như căn cước in, sử dụng để chứng minh danh tính, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các giao dịch điện tử rất thuận lợi, tiết kiệm chi phí in ấn và bảo quản thẻ. Thẻ căn cước không cần in vân tay của công dân mà sử dụng mã QR để liên kết với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Đặc biệt, LCC quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, giúp quản lý dân cư và bảo vệ quyền lợi của đối tượng này tốt hơn. Nếu để tên LCC công dân thì sẽ không điều chỉnh được đối với hàng chục vạn người thuộc diện này.

Sau khi LCC được Quốc hội thông qua cũng có nhiều ý kiến của người dân băn khoăn việc thay căn cước công dân đang sử dụng bằng thẻ căn cước có gây phiền hà, tốn kém cho người dân. Quốc hội cũng đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh Nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31-12-2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh Nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan Nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh Nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. Thẻ căn cước công dân, chứng minh Nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.

Thực tế cho thấy, âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực phản động trong quá khứ và hiện tại vẫn luôn có sự tiếp diễn. Theo thống kê, hiện có khoảng 400 tổ chức phản động ở hải ngoại. Các tổ chức này hình thành trên danh nghĩa chống lại “chế độ” nhưng thực chất là lừa bịp, mị dân, mưu đồ cá nhân hoặc kiếm tài trợ. Có thể điểm danh một số tổ chức nổi lên như: “Việt Nam canh tân cách mạng đảng - Việt Tân”, “Đảng dân chủ thế kỷ 21”, “Mặt trận dân tộc cứu nguy Việt Nam”, “Nhà nước Dega”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” (ở Mỹ), “Tập hợp dân chủ đa nguyên”... Các tổ chức dù tên gọi khác nhau nhưng đều có hoạt động dưới màu sắc tôn giáo, chính trị - xã hội, sắc tộc và chúng đều có chung mục đích chống chế độ chính trị ở Việt Nam.

Cũng như các tổ chức phản động khác, Việt Nam đã đưa tổ chức Việt Tân vào danh sách khủng bố và xác định đây là một tổ chức manh động, nguy hiểm nhất. Đây cũng là một tổ chức phản cách mạng lưu vong nổi tiếng với các thủ đoạn thường xuyên lợi dụng sự phát triển của internet, nhất là mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia chống phá, gây rối trật tự.

Theo cơ quan công an, Việt Tân đã cho lập mới hàng trăm tài khoản và nhiều diễn đàn kín, kết hợp với những diễn đàn trước đó như “Canh Tân”, “Bạn của Việt Tân”, “Bạn của Nguyễn Quốc Quân”... duy trì khoảng hơn 1.000 tài khoản mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, bôi nhọ, chống phá đất nước. Đồng thời, thu nạp mới các tuyên truyền viên, để tuyên truyền những “thông điệp” của Việt Tân trong cộng đồng người thân và bạn bè, từ đó tác động tư tưởng, phát hiện đấu mối giới thiệu cho tổ chức thông qua các trang facebook.

Song song với đó, để tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ, Việt Tân cũng đồng thời duy trì các trang web, đài phát thanh và lập bản tin, cung cấp tài chính, phương tiện cho số đối tượng trong nội địa của chúng thu thập thông tin, viết bài công kích trực tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tập trung khai thác những sự kiện được dư luận quan tâm, lồng ghép thông tin xuyên tạc tình hình, bôi nhọ, vu cáo các cơ quan chức năng của nước ta.

Do vậy, để đấu tranh hiệu quả với các thủ đoạn, chiêu trò thâm hiểm của các thế lực thù địch, nhất là tổ chức phản động Việt Tân, cơ quan chức năng khuyến cáo các cấp ủy đảng cần tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng, ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch. Về phía người dân đề cao cảnh giác, nâng cao sức đề kháng trước các thông tin bịa đặt, xấu, độc, không “like, share”, bình luận các thông tin chưa được kiểm chứng.

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]