Pháp: Bùng nổ số người “siêu cao tuổi”
Số người trên 100 tuổi đã gia tăng ngoạn mục tại Pháp, từ khoảng 1.000 người vào năm 1970 lên 8.000 người vào năm 2000 và 31.000 người vào đầu năm nay.
Những người "siêu cao tuổi" thường làm những công việc chân tay như trồng trọt và có chế độ ăn uống lành mạnh. (Nguồn: Worldcrunch)
Ngày 24/4, Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Quốc gia Pháp (INED) cho biết số người già trên 110 tuổi ở Pháp đang tăng nhanh, trong đó nữ giới đang chiếm ưu thế.
Báo cáo của INED nêu rõ hiện tượng này chưa từng xảy ra ở Pháp cho đến cuối những năm 1980. Phải đến năm 2022, chính quyền đã ghi nhận 39 trường hợp người qua đời sau khi đã bước qua tuổi 110 tuổi.
Trong khi đó, số người trên 100 tuổi đã gia tăng ngoạn mục, từ khoảng 1.000 người vào năm 1970 lên 8.000 người vào năm 2000 và 31.000 người vào đầu năm nay.
Theo xu hướng hiện nay, vào năm 2070, dự báo Pháp sẽ có 200.000 người từ 100 tuổi trở lên.
Bà France Mesle, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng ngoạn mục của những người rất già,” dù con số này là “không đáng kể” về mặt nhân khẩu học. Tổng dân số của Pháp là khoảng 68 triệu người, với hơn 20% từ 65 tuổi trở lên.
Số liệu thống kê nói trên phù hợp với một nghiên cứu trước đó cho thấy xác suất đạt 100 tuổi trở lên ở Pháp cao hơn 15 quốc gia châu Âu khác.
Theo Viện Thống kê Quốc gia (Insee), phụ nữ Pháp có tuổi thọ trung bình cao nhất Liên minh châu Âu (EU), với 85,2 tuổi vào năm 2022. Pháp cũng có số lượng người sống trên 100 tuổi nhiều nhất EU vào năm 2023.
Trong số 4 người hơn 118 tuổi mà thế giới từng biết đến, có 2 phụ nữ Pháp: bà Jeanne Calment, được ghi nhận là người già nhất qua đời ở tuổi 122 năm 5 tháng, và bà Lucile Randon, qua đời ngay trước sinh nhật thứ 119. Trong năm 2023, Pháp có khoảng 2.000 người từ 105 tuổi trở lên. Trong số 39 người qua đời sau tuổi 110 vào năm 2022, có 38 người là phụ nữ.
Bà Laurent Toussaint, một chuyên gia về người trên 100 tuổi, cho biết những người “siêu cao tuổi” thường làm những công việc chân tay như trồng trọt và có chế độ ăn uống lành mạnh.
Trong khi số người trăm tuổi được phân bổ đều khắp vùng đô thị nước Pháp, tính theo trung bình, các lãnh thổ hải ngoại của Pháp là Guadeloupe và Martinique có số người cao tuổi nhiều hơn 8 lần so với những nơi khác.
Báo cáo cho biết chưa có lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng này. Tuy nhiên, người ta nói rằng dân cư trên đảo, chủ yếu là hậu duệ của những người sống sót sau chế độ nô lệ, có thể được thừa hưởng những gene mạnh mẽ hơn để kéo dài tuổi thọ của họ so với những nhóm dân cư chưa bao giờ tiếp xúc với chế độ nô lệ.
Bà Marie-Rose Tessier, 113 tuổi 11 tháng, được cho là người cao tuổi nhất ở Pháp hiện nay.
Theo Nhóm nghiên cứu Lão khoa Mỹ, người cao tuổi nhất thế giới là bà Maria Branyas Morera, 117 tuổi, sống ở Tây Ban Nha./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 22:11:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” trong năm 2025
-
2025-01-15 16:33:00
Tổng thống Iran phủ nhận âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ
-
2024-04-25 14:04:00
Hàn Quốc chính thức thành lập ủy ban cải cách y tế
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến nghị mới về dịch cúm gia cầm
Gần 300 triệu người trên thế giới đối mặt với nạn đói trong năm 2023
Nga chỉ trích NATO khiêu khích khi tập trận gần biên giới chung
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết HĐBA về triển khai vũ khí trong không gian
Iran dọa “xóa sổ” Israel nếu bị tấn công một lần nữa
Nhật Bản tạm dừng xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý do sự cố mất điện
Nhu cầu khí đốt tự nhiên trên thế giới sẽ tăng mạnh trong những năm tới
Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc