OECD mở đường cho Indonesia trở thành thành viên
OECD sẽ chuẩn bị dự thảo lộ trình gia nhập cho quá trình xem xét kỹ thuật của Indonesia. Hơn 20 ủy ban kỹ thuật cũng sẽ đánh giá khả năng Indonesia tuân thủ các tiêu chuẩn của OECD.
Quang cảnh Jakarta, Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã quyết định thiết lập các cuộc đàm phán việc gia nhập OECD của Indonesia, mở đường cho Jakarta đạt được vị thế nền kinh tế tiên tiến.
Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh, đây là quyết định này mang tính lịch sử khi đánh dấu đơn đăng ký đầu tiên đến từ Đông Nam Á - một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới.
Ông Cormann nhấn mạnh: “Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia là một nhân tố quan trọng trên toàn cầu, mang lại vai trò lãnh đạo quan trọng trong và ngoài khu vực. Quyết định mở các cuộc thảo luận gia nhập sẽ mang lại lợi ích cho cả Indonesia và OECD.”
Ông Cormann cho biết thêm điều quan trọng là Indonesia tham gia vào quá trình đàm phán với tư cách là quốc gia gia nhập cũng sẽ giúp tăng cường hơn nữa mức độ tương tác phù hợp và nâng cao khả năng tác động toàn cầu của OECD.
Theo thông cáo báo chí, quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập tuân theo đánh giá của các thành viên OECD trên cơ sở “khuôn khổ dựa trên bằng chứng để xem xét các thành viên tương lai.”
OECD sẽ chuẩn bị dự thảo lộ trình gia nhập cho quá trình xem xét kỹ thuật của Indonesia. Hơn 20 ủy ban kỹ thuật cũng sẽ đánh giá khả năng Indonesia tuân thủ các tiêu chuẩn của OECD.
Việc đánh giá sẽ đưa ra các khuyến nghị để Indonesia tiếp tục phù hợp với các phương pháp triển khai tốt nhất của tổ chức này.
Các đánh giá cũng sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại và đầu tư mở, quản trị công, nỗ lực chống tham nhũng cũng như các hành động chống biến đổi khí hậu.
Không có thời hạn cho quá trình gia nhập, mà phụ thuộc vào mức độ Indonesia có thể điều chỉnh theo các tiêu chuẩn của OECD. Nhưng thông thường phải mất 5-8 năm để một quốc gia đạt được tư cách thành viên chính thức. Việc kết nạp thành viên mới cần có sự nhất trí của tất cả các nước thành viên OECD.
Indonesia chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên của OECD vào tháng 7 năm ngoái, dù nước này đã là đối tác quan trọng của OECD kể từ năm 2007.
Indonesia đã đặt mục tiêu trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2045. Việc trở thành thành viên của OECD được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế ở nước này. Nếu được chấp nhận, Indonesia sẽ là nền kinh tế châu Á thứ 3 gia nhập OECD sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việc Indonesia gia nhập OECD đã nhận được sự ủng hộ từ các thành viên của nhóm, bao gồm cả Vương quốc Anh.
Trong thông điệp chúc mừng Prabowo Subianto giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gần đây, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã nói về việc Vương quốc Anh cũng muốn thấy Indonesia “có một ghế” trong OECD./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 17:35:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” vào năm 2025
-
2025-01-15 16:33:00
Tổng thống Iran phủ nhận âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ
-
2024-02-22 14:48:00
Ukraine kích hoạt “hỏa thần” HIMARS, tập kích nhóm lính Nga tập trung chờ chỉ huy thị sát
Sập cần cẩu ở Canada, hơn 1.700 công nhân phải sơ tán
Trung Quốc: Sà lan đâm gãy đôi cầu, nhiều phương tiện rơi xuống sông
Quân đội Israel điều tra nội bộ về những sơ suất dẫn đến cuộc tấn công của Hamas
Nga lần đầu tiên tổ chức “Thế vận hội của tương lai”
Iran có thể đã chuyển hàng trăm tên lửa đạn đạo cho Nga
Nhiều nước EU đương đầu với làn sóng biểu tình mới của nông dân
Xung đột Hamas-Israel: WHO quan ngại về tình trạng nhân đạo ở Dải Gaza
Mỹ treo thưởng 15 triệu USD để truy tìm thủ lĩnh nhóm tội phạm mạng Lockbit
Quốc hội Israel thông qua quyết định phản đối công nhận Nhà nước Palestine