Bộ Y tế Rwanda cho hay đã có sáu người tử vong do nhiễm virus Marburg ở nước này, trong khi nhà chức trách nỗ lực truy vết các nguồn tiếp xúc với khoảng 20 bệnh nhân đang được điều trị.

Nhà chức trách Rwanda cảnh báo nhiều ca tử vong do nhiễm virus Marburg

Bộ Y tế Rwanda cho hay đã có sáu người tử vong do nhiễm virus Marburg ở nước này, trong khi nhà chức trách nỗ lực truy vết các nguồn tiếp xúc với khoảng 20 bệnh nhân đang được điều trị.

Nhà chức trách Rwanda cảnh báo nhiều ca tử vong do nhiễm virus MarburgẢnh minh họa. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bộ trưởng Y tế Rwanda, Sabin Nsanzimana, ngày 28/9 thông báo đã có sáu người tử vong do nhiễm virus Marburg - một bệnh sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm tương tự Ebola.

Virus Marburg có thể gây sốt cao và thường kèm theo xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể người bệnh.

Bộ Y tế Rwanda cho biết những người mắc bệnh và tử vong chủ yếu là các chuyên gia y tế. Cho đến nay, đã có khoảng 20 bệnh nhân được điều trị và các cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực truy vết các nguồn tiếp xúc với người bệnh.

Virus Marburg và virus Ebola cùng thuộc họ filovirus, đã gây ra một số đợt bùng phát dịch bệnh chết người ở châu Phi.

Tên gọi “Marburg” được đặt theo một thị trấn ở Đức, nơi virus này được xác định lần đầu tiên vào năm 1967 trong một phòng thí nghiệm nơi các nhân viên đã tiếp xúc với những cá thể khỉ xanh nhiễm virus nhập khẩu từ Uganda.

Ở châu Phi, đợt bùng phát dịch Marburg đầu tiên được ghi nhận tại Nam Phi vào năm 1975, tiếp theo là hai đợt dịch bệnh ở Kenya vào những năm 1980.

Ngoài ra, các đợt bùng phát nghiêm trọng cũng đã xảy ra tại Angola, Ghana, Guinea, Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo và gần đây nhất là ở Guinea Xích Đạo và Tanzania vào năm 2023.

Virus Marburg có thể truyền từ một số loài động vật sang các loài linh trưởng, kể cả con người, và sự lây truyền từ người sang người xảy ra thông qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể.

Hiện nay, Marburg vẫn là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, trong khi chưa có vaccine hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được chăm sóc hỗ trợ bằng cách bù nước bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, kết hợp với điều trị các triệu chứng cụ thể để làm tăng cơ hội sống sót./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]