(Baothanhhoa.vn) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27-6-2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (gọi tắt là Nghị quyết số 02), tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn lực vốn đầu tư nước ngoài và thực sự trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27-6-2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (gọi tắt là Nghị quyết số 02), tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn lực vốn đầu tư nước ngoài và thực sự trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Thanh Hóa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Nhà máy may H&H Vina Green tại xã Ngọc Phụng (Thường Xuân), tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.

Nghị quyết số 02 xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên từng lĩnh vực. Trên cơ sở các mục tiêu của nghị quyết, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, trong đó chú trọng đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng và đất đai; quy định về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư; niêm yết công khai các quy định thủ tục hành chính; đồng thời, thực hiện nghiêm quy định “4 tăng”, “2 giảm”, “3 không” trong giải quyết thủ tục hành chính.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được thành lập và chính thức đưa vào hoạt động tháng 11-2017, cùng với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân kịp thời, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và thời gian quy định. Đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án tại địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế “một cửa tại chỗ” tại trụ sở làm việc của Ban Quản lý KKTNS&CKCN. Các ngành, các cấp đã duy trì và thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đến nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và cấp xã sử dụng, cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Nhằm đơn giản hóa và giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, cắt giảm tối đa thời gian xử lý các thủ tục hành chính; nhiều thủ tục được cắt giảm thời gian xử lý như: Thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh giảm còn 24 ngày làm việc (giảm 30%); cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn 3 ngày; đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu 14 ngày (giảm 30%); giao đất, cho thuê đất còn 12 ngày” (giảm 40%)... Để tạo bước phát triển, đột phá về xử lý hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, giảm chi phí cho nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, thực hiện trên môi trường điện tử và xây dựng phòng họp không giấy tờ tại UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh. Hiện nay, các ngành, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm từ 30% - 70% thời gian giải quyết theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Đến nay, 100% thủ tục hành chính công đã được đưa ra Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và của huyện; 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện, 100% đơn vị cấp xã sử dụng có hiệu quả hệ thống một cửa điện tử hiện đại.

Trong đổi mới nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, 10 năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Thanh Hóa với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các tỉnh, thành phố được mở rộng, đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Đã mở rộng quan hệ và ký kết thỏa thuận hợp tác với thành phố Seongnam (Hàn Quốc), tỉnh Mittelsachsen (CHLB Đức); thiết lập quan hệ hợp tác ngoại giao với tỉnh Farwaniyah (Cô-oét), tỉnh Tula (Nga). Hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư đổi mới theo hướng tập trung vào các địa bàn, đối tác trọng điểm, các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, như: Công ty Sewon Elictronic Hàn Quốc đầu tư nhà máy sản xuất dây điện phục vụ ngành công nghiệp ô tô; Tập đoàn ExxonMobil đầu tư tổ hợp hóa dầu; Tập đoàn Mintal tìm hiểu đầu tư nhà máy thép cao cấp và ferocrom, Tập đoàn Foxcon tìm hiểu đầu tư dự án sản xuất linh kiện điện tử... Điểm nổi bật trong xúc tiến đầu tư là năm 2017, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia. Tại hội nghị đã có 31 dự án được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 141.000 tỷ đồng, tương đương 6,35 tỷ USD. Đến nay, có 6 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 16 dự án đang đầu tư xây dựng (đạt 93,6% tổng số vốn đã thu hút tại hội nghị) và 3 dự án đang trong quá trình lập quy hoạch chi tiết 1/500. Đặc biệt, năm 2020, Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư ngay sau khi Chính phủ công bố hết giãn cách xã hội do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tại hội nghị này, đã có 19 dự án được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 56,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD và ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 15 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 285 nghìn tỷ đồng, tương đương 12,5 tỷ USD. Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư có số dự án và số vốn thu hút đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

Trong thu hút đầu tư, 10 năm qua tỉnh Thanh Hóa đã thu hút 1.845 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 350.000 tỷ đồng (trong đó, có 109 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4.185 triệu USD)... Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, tiếp đến là lĩnh vực văn hóa - xã hội và du lịch, thu hút đầu tư khu vực miền núi ngày càng tăng, góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo khu vực miền núi... Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh đã hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng, góp phần tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tạo động lực tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh.

Đánh giá về triển khai thực hiện nghị quyết, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng: Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 02, tỉnh Thanh Hóa đã có những nổi bật trên các lĩnh vực gồm: Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt nhiều kết quả tích cực thể hiện qua kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và kết quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn và các nước ngày càng được củng cố và mở rộng, vị thế và uy tín của tỉnh trong thu hút các nhà đầu tư ngày càng được nâng cao, số lượng các nhà đầu tư có tiềm lực lớn trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh ngày càng nhiều. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có bước đột phá, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao. Chất lượng lao động đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh ổn định, luôn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thu hút đầu tư các dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa thu hút nhiều dự án có quy mô lớn và chưa có nhiều các nhà đầu tư lớn; tỷ lệ các dự án thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và vùng miền núi còn hạn chế; thứ hạng các chỉ số cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh (PCI, PAPI, PAR INDEX) chưa đạt như kỳ vọng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đồng bộ, xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm...

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]