Mỹ-Nhật-Hàn sẽ tập trận “Freedom Edge” lần đầu tiên vào mùa Hè này
Cuộc tập trận “Freedom Edge” sẽ diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau gồm phòng không, hàng hải, chống tàu ngầm, những mối đe dọa dưới nước cũng như tập trận không gian mạng.
Tàu khu trục Aegis của Hàn Quốc, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và tàu khu trục lớp Kongo của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản tham gia cuộc tập trận chung ở vùng biển phía Nam Bán đảo Triều Tiên ngày 17/1/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc gặp thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác an ninh ba bên, trong đó tập trung vào việc mở rộng quy mô cuộc tập trận chung trong năm nay.
Cuộc gặp diễn ra bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 diễn ra tại Singapore từ ngày 31/5-2/6.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Bộ trưởng Shin Won-sik cùng những người đồng cấp Lloyd Austin (Mỹ) và Minoru Kihara (Nhật Bản) nhất trí sẽ khởi động cuộc tập trận ba bên mang tên “Freedom Edge” vào mùa Hè này, trong đó “Freedom” là từ đầu tiên trong tên cuộc tập trận chung song phương “Freedom Shield” (Lá chắn Tự do) giữa Mỹ và Hàn Quốc, còn “Edge” là từ cuối trong tên cuộc tập trận “Keen Edge” giữa Mỹ và Nhật Bản.
Cuộc tập trận này sẽ diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm phòng không, hàng hải, chống tàu ngầm và những mối đe dọa dưới nước cũng như tập trận không gian mạng.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không đề cập thời gian và địa điểm cụ thể tiến hành cuộc tập trận này.
Mặc dù ba nước đã từng tiến hành các cuộc tập trận chung trên biển và trên không, song “Freedom Edge” sẽ đánh dấu cuộc tập trận chung đầu tiên giữa 3 nước với quy mô mở rộng như vậy.
Tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên ở Trại David (Mỹ) hồi tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhất trí sẽ tiến hành tập trận ba bên với một tên riêng biệt, trên cơ sở thường niên và triển khai trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ giới hạn trên biển và trên không như các cuộc tập trận chung trước đây.
Ngoài ra, tại cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La 2024, Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước nhất trí sẽ tổ chức cuộc thảo luận 3 bên về tình hình an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Các cuộc thảo luận như vậy được kỳ vọng sẽ đưa ra được một khuôn khổ chính sách vào cuối năm nay, trong đó nội dung chính là những nỗ lực hợp tác an ninh ba bên, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực.
Trước đó cùng ngày, cũng bên lề Đối thoại Shangri-La đã diễn ra cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.
Bộ trưởng Kihara cũng lần đầu tiên tiến hành cuộc gặp ba bên với người đồng cấp Hàn Quốc và Australia, thảo luận về những thách thức chung trong khu vực.
Theo Yonhap, AP
{name} - {time}
-
2025-01-22 10:37:00
Tổng thống Hoa Kỳ nhìn thấy gì ở Greenland?
-
2025-01-22 09:30:00
Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không đồng ý để Kiev đầu hàng Moscow
-
2024-06-03 06:12:00
Nữ doanh nhân Tomasdottir chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iceland
OPEC+ thống nhất gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết năm 2025
Trung Quốc khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực
Shangri-La: Mỹ - Trung “chơi chữ”, bóc trần mâu thuẫn trong quan hệ
Nội bộ Israel “lục đục” về thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin với Hamas
Thời sự quốc tế 2/6: Israel oanh tạc dữ dội miền Nam Lebanon, chỉ huy Hezbollah bị loại bỏ
Shangri-La 2024: Bộ trưởng Nhật Bản-Hàn Quốc lần đầu gặp song phương trong 1 năm
Người dân Iceland bắt đầu bỏ phiếu bầu cử tổng thống
Thời sự quốc tế 1/6: Mỹ-Anh dồn dập không kích Houthi ở Yemen, căng thẳng Biển Đỏ leo thang
Khởi động Đối thoại Shangri-La vì an ninh và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương