(Baothanhhoa.vn) - Ra mắt vào tháng 3-2020, mô hình “đổi rác thải lấy đồ dùng” ở huyện Thọ Xuân do không đáp ứng được với thực tế cuộc sống nên đã dừng hoạt động. Tuy nhiên, để phong trào chống rác thải nhựa tại huyện không bị lãng quên, UBND huyện đã đưa ra nhiều mô hình mới nhằm đáp ứng với thực tế cuộc sống, điển hình như mô hình “từ thu gom phế liệu đến triệu phần quà” của Hội LHPN huyện đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.

Hiệu quả từ các mô hình bảo vệ môi trường ở Thọ Xuân

Ra mắt vào tháng 3-2020, mô hình “đổi rác thải lấy đồ dùng” ở huyện Thọ Xuân do không đáp ứng được với thực tế cuộc sống nên đã dừng hoạt động. Tuy nhiên, để phong trào chống rác thải nhựa tại huyện không bị lãng quên, UBND huyện đã đưa ra nhiều mô hình mới nhằm đáp ứng với thực tế cuộc sống, điển hình như mô hình “từ thu gom phế liệu đến triệu phần quà” của Hội LHPN huyện đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.

Hiệu quả từ các mô hình bảo vệ môi trường ở Thọ XuânThành viên Hội LHPN huyện Thọ Xuân thu gom phế liệu gây quỹ cho chương trình “Từ thu gom phế liệu đến triệu phần quà”.

Với mục tiêu kêu gọi các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân kinh doanh và các tầng lớp Nhân dân chung tay, góp sức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, mô hình “đổi rác thải lấy đồ dùng” nhằm tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt thói quen thu gom, phân loại rác thải nhựa, tiến tới nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần để tạo thành phong trào chống rác thải nhựa.

Ngày 16-3-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức Lễ phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” và triển khai mô hình điểm “đổi rác thải lấy đồ dùng” tại xã Thọ Lộc. Với mô hình này người dân mang những sản phẩm như chai, lọ, túi nilon, các loại đồ dùng hư hỏng đổi lấy những đồ dùng hàng ngày như xô, chậu, bát, đĩa, xoong nồi... Tuy nhiên, trên thực tế để thu gom được một lượng rác thải nhựa có giá trị tương đương với sản phẩm được quy đổi phải mất thời gian rất dài, hơn nữa việc tích trữ rác thải ngay tại nhà gây mất diện tích, không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Thọ Xuân Mai Văn Linh cho biết: Để phong trào chống rác thải nhựa được duy trì và phát triển, chúng tôi đã tham mưa cho huyện chuyển đổi từ mô hình “đổi rác lấy đồ dùng” sang thu gom rác thải tại nhà với chương trình “từ thu gom phế liệu đến triệu phần quà” do Hội LHPN huyện đứng ra phát động và tổ chức.

Theo đó, Hội LHPN đã hướng dẫn, chỉ đạo các chi hội xây dựng “ngôi nhà xanh” và các điểm thu gom phế liệu gây quỹ hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và tặng quà cho hội viên, trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tại các chi hội “ngôi nhà xanh” được thiết kế chiều cao 1,7m, rộng 1,2m, bằng khung thép chắc chắn, lợp mái tôn đảm bảo phù hợp, gọn nhẹ, thuận tiện cho chị em phụ nữ sử dụng và có thể di chuyển được để chứa các loại phế liệu mà không lo bị mưa ướt. Chị em phụ nữ khi thu gom rác thải có thể tái chế như nhựa, kim loại, giấy vụn, vỏ lon, chai nước ngọt, giấy bìa, chai nhựa... được bỏ vào “ngôi nhà xanh”. Mỗi “ngôi nhà xanh” sau khi hoàn thành đặt ngay điểm công cộng, nơi tập trung đông người qua lại và giao cho chi hội phụ nữ thôn quản lý. Tùy thuộc tình hình cụ thể mỗi tuần hoặc mỗi tháng, khi “ngôi nhà xanh” đầy phế liệu, chi/tổ phụ nữ tại thôn phân loại mang đi bán để gây quỹ giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...

Với việc làm ý nghĩa, thiết thực đã thu hút đông đảo hội viên, người dân tham gia hưởng ứng. Đến nay, 30/30 xã, thị trấn, gồm 274/274 chi hội đã xây dựng “ngôi nhà xanh” và các điểm thu gom phế liệu, số tiền vận động gây quỹ từ chương trình được 195,5 triệu đồng, tặng 485 suất quà cho hội viên và trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thọ Xuân Hoàng Thị Hồng cho biết, nhằm góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, túi nilon bảo vệ môi trường, thời gian qua hội đã tổ chức vận động, tuyên truyền, tập huấn về những tác hại của túi nilon và yêu cầu hội viên ký cam kết thay đổi thói quen của bản thân và gia đình bằng việc trang bị thùng đựng rác tại gia đình; sử dụng giỏ nhựa đi chợ; hạn chế sử dụng túi nilon trong mua bán, trao đổi hàng hóa. Qua công tác tuyên truyền, nhiều chị em đã thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày mà thấy rõ nhất là khi đi chợ chị em mang theo giỏ xách đựng thức ăn tươi sống, còn ở gia đình các vật dụng như thủy tinh, sành, sứ được ưu tiên sử dụng, góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Bài và ảnh: Minh Khanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]