Tin liên quan
Đọc nhiều
Minh bạch thông tin để hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán
Để đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, yếu tố then chốt là cải thiện tính minh bạch và quản trị doanh nghiệp, đảm bảo sự tin cậy và bền vững trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Phát triển mạnh mẽ
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trong 24 năm hình thành và phát triển, chỉ từ 2 mã chứng khoán ban đầu, hiện đã có hơn 1.800 mã chứng khoán. Mức vốn hoá thị trường tăng nhanh, với khoảng 300 tỷ USD, bằng 70% GDP và là thị trường có mức vốn hoá được xếp ở vị trí 30-35 trong bảng xếp hạng các thị trường có bước đột phá trên thế giới.
Hiện nay, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 200 tỷ USD, lớn hơn nhiều thị trường như: Qatar, Kuwait, Hy Lạp, Hungary... Thanh khoản trung bình đạt gần 700 triệu USD, tương đương: Indonesia, Malaysia, Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan trong khối ASEAN.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường chứng khoán có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khi phát triển đến trình độ cao, thị trường chứng khoán có vai trò là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, là kênh đầu tư hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư. Đồng thời, là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân. Không chỉ vậy, thị trường chứng khoán còn góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.
Chính vì vậy, chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, khi phát triển kinh tế thì không thể thiếu thị trường chứng khoán và việc phát triển thị trường chứng khoán là một yêu cầu khách quan. Cùng với đó, tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam. Bởi việc nâng hạng thị trường không chỉ tạo ra lợi ích cho các chủ thể tham gia thị trường, mà còn cho nền kinh tế Việt Nam, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần cải thiện sự tín nhiệm thị trường, tín nhiệm quốc gia Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân.
Cần cải thiện tính minh bạch và công bố thông tin
Để nâng hạng thị trường chứng khoán thành công, nhiều chuyên gia cho rằng, yếu tố đầu tiên là cải thiện tính minh bạch và công bố thông tin. Cụ thể, cần minh bạch hóa các quy trình tài chính và quản trị công ty.
Thực tế cho thấy, mặc dù công bố thông tin minh bạch là một trong những điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán, song các doanh nghiệp niêm yết hiện nay vẫn chưa hiểu đầy đủ về các lợi ích của minh bạch thông tin. Việc phụ thuộc vào mức độ tự nguyện trong cung cấp thông tin của các doanh nghiệp niêm yết thường mang lại hiệu quả không cao. Do đó, để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc công bố thông tin, trong dài hạn cần tăng cường việc giám sát tuân thủ và nâng cao năng lực đánh giá.
Theo các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp cần thấu hiểu nguyên tắc “muốn đi dài, đi xa, muốn “chơi lớn” thì phải minh bạch”. Sự minh bạch là yếu tố cốt lõi, giúp bảo đảm rằng các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính và chiến lược của doanh nghiệp được công khai một cách trung thực và đầy đủ. Trách nhiệm này trước hết thuộc về các doanh nghiệp. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của chính doanh nghiệp nên phải coi việc minh bạch là đương nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hội nhập, tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và đặc biệt, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thì việc cải thiện quản trị công ty trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Việc nâng hạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính và quản trị công ty nghiêm ngặt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế. Minh bạch thông tin không chỉ giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư mà còn giảm thiểu rủi ro về thông tin sai lệch và gian lận tài chính.
Bên cạnh đó, để nâng cao tiêu chuẩn quản trị, các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng quản trị công ty tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu nâng hạng, giúp tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
Đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TT phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, với những mục tiêu quan trọng và giải pháp cụ thể, khả thi, ông Ketut Ariadi Kusuma (World Bank tại Việt Nam) cho rằng, đây là minh chứng cho quyết tâm mạnh mẽ, khát vọng của Việt Nam trong việc nâng cấp thị trường chứng khoán. Đây là bước đi chiến lược, phù hợp mục tiêu chuyển đổi thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Theo tapchitaichinh
{name} - {time}
-
2024-12-30 10:20:00
Đá Mỹ Nghệ Minh Công Ninh Bình - Nơi lưu giữ làng nghề truyền thống
-
2024-12-27 10:15:00
Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết
-
2024-10-24 15:27:00
Địa chỉ thi công lăng mộ đá uy tín tại Thanh Hóa
Tuyệt chiêu trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”
Trải nghiệm cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp, đạt chuẩn quốc tế
Xe bánh mì, xe bán hàng rong Quang Huy gia công tối ưu chi phí giải pháp bán hàng lưu động
Xu hướng lựa chọn quà tặng dịp lễ 20/10
Mẫu máy dò kim loại cầm tay nào sử dụng phổ biến nhất?
Lưới chống muỗi inox giá bao nhiêu? Nên mua loại nào?
Hướng dẫn cách sử dụng bàn ghế gỗ bền theo thời gian
Giá thuê phòng trọ ở TP.HCM tăng 30% do thiếu hụt nguồn cung
Hướng dẫn đổi mật khẩu ổ khóa 4 số, 10 số không cần thợ