(Baothanhhoa.vn) - Nhằm giúp người khuyết tật (NKT) vượt lên nghịch cảnh, ngoài chính sách bảo trợ xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Lộc đã tập trung xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên dạy nghề, tạo việc làm cho NKT; khuyến khích các cơ sở dạy nghề, tư nhân dạy nghề cho NKT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương để tạo nhiều việc làm mới, thu ...

Huyện Vĩnh Lộc quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật

Nhằm giúp người khuyết tật (NKT) vượt lên nghịch cảnh, ngoài chính sách bảo trợ xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Lộc đã tập trung xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên dạy nghề, tạo việc làm cho NKT; khuyến khích các cơ sở dạy nghề, tư nhân dạy nghề cho NKT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương để tạo nhiều việc làm mới, thu hút người lao động vào làm việc, tạo điều kiện giúp NKT có việc làm phù hợp.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nông Phú dạy nghề gắn giải quyết việc làm cho lao động là người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo.

Trong năm 2017, huyện phối hợp với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nông Phú mở 2 lớp dạy nghề cho 30 học viên là NKT, phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo. Sau thời gian học, 100% học viên được doanh nghiệp tiếp nhận vào làm với thu nhập từ 1,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, huyện còn phối hợp với Hội Người mù tỉnh mở lớp dạy nghề tẩm quất cổ truyền cho người khiếm thị. Sau khóa học, nhiều học viên đã được ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay vốn ưu đãi mở dịch vụ tẩm quất tại nhà, tạo thêm việc làm cho lao động trong gia đình, mang lại nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Nắm bắt được nhu cầu của NKT trong độ tuổi lao động luôn muốn có nghề, có việc làm để tự nuôi sống bản thân, năm 2012, chị Hoàng Thị Hưng ở xã Vĩnh Phúc xin nghỉ việc ở trung tâm giáo dục thường xuyên về địa phương thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nông Phú. Chị Hưng chia sẻ: Vốn xuất thân từ gia đình nông thôn nghèo nên chị có sự đồng cảm đặc biệt với phụ nữ nghèo, đơn thân, khuyết tật. Bản thân muốn bứt phá, làm một việc gì có ích giúp người yếu thế. Bằng tâm huyết, lòng nhiệt tình, chị đã vượt qua khó khăn gây dựng công ty, mở lớp dạy nghề gắn giải quyết việc làm cho lao động là những người yếu thế. Ban đầu chỉ là 5 rồi 10 lao động được chị Hưng dạy nghề làm chổi đót và tiếp nhận vào làm. Sau này, đơn hàng chổi đót phát triển rộng đến các tỉnh, như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Hải Dương... công ty đã tạo việc làm cho 150 lao động, trong đó cả NKT, phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo trên địa bàn.

Là hộ đơn thân, bị bệnh tật, khuyết tật, vì mặc cảm nên chị Trịnh Thị Bày chỉ sống quanh quẩn ở nhà và dựa vào tiền trợ cấp của Nhà nước. Khi được Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nông Phú dạy nghề làm chổi đót và tạo việc làm, từ một người sống khép kín, ít giao tiếp với ai, nay có việc làm, thu nhập, lại được giao lưu, tiếp xúc với những người cùng cảnh ngộ, thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, sống hòa nhập, cởi mở hơn với người xung quanh. Hay như chị Vũ Thị Hòa có hoàn cảnh gia đình khó khăn lại bị bệnh tật nên không làm được những công việc nặng nhọc, được công ty dạy nghề và tạo việc làm với thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng đã giúp gia đình chị vơi bớt khó khăn.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều NKT được học nghề, giải quyết việc làm. Chị Lưu Thị Thương, trưởng phòng lao động – thương binh và xã hội huyện, cho biết: Những năm gần đây cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Vĩnh Lộc luôn quan tâm đến công tác dạy nghề, tạo sinh kế cho NKT cũng như thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, để giải quyết việc làm bền vững, thu nhập ổn định cho nhiều lao động là NKT cần sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa Nhà nước, xã hội và cộng đồng nơi NKT sinh sống. Bản thân NKT không nên trông chờ vào các chính sách xã hội hay tình thương của cộng đồng mà phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương những công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định mình là người “tàn nhưng không phế”... Các cơ sở đào tạo cần xây dựng giáo trình đào tạo nghề phù hợp với khả năng NKT cũng như nhu cầu thị trường lao động; đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề cho NKT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển dạy nghề, đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy, các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh...


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]