(Baothanhhoa.vn) - Các ngành chức năng của tỉnh, chủ đạo là lực lượng kiểm lâm đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng; bố trí lực lượng kiểm lâm thường trực, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình bảo vệ rừng, PCCCR.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 1: Tăng cường các giải pháp ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Các ngành chức năng của tỉnh, chủ đạo là lực lượng kiểm lâm đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng; bố trí lực lượng kiểm lâm thường trực, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình bảo vệ rừng, PCCCR.

Người dân xã Pù Nhi (Mường Lát) tích cực trồng rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: Xuân Minh

Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên diện tích rừng vẫn thiếu ổn định. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất rừng là thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương. Không ít người thờ ơ với hoạt động xâm hại rừng, thậm chí còn trực tiếp tham gia vào hoạt động khai thác gỗ và động vật rừng. Điển hình như ngày 16-6-2016, một số loại gỗ tại rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông đã bị khai thác trái phép. Theo khảo sát của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tại lô b, d, e, i, h, s; sinh khoảnh 1,2; tiểu khu 250 Khu BTTN Pù Luông, thuộc địa bàn quản lý của bản Kịt, xã Lũng Cao (Bá Thước), có 11 cây gỗ từ N2 đến N7 bị gãy đổ, đào gốc và khai thác trái phép, tổng khối lượng thiệt hại khoảng 17,928m3 gỗ tròn. Sau khi phát hiện, lực lượng kiểm lâm tiến hành kiểm tra, đánh dấu sơn, lập hồ sơ, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương xử lý theo quy định của pháp luật.

Vào những tháng cuối năm 2017, nhiều cơ quan báo chí đã thông tin về tình trạng khai thác rừng tự nhiên tái sinh tại khu vực thôn Tú Tạo và Cụt Ặc, xã Xuân Chinh (Thường Xuân). Sau khi sự việc xảy ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 13359/UBND-NN ngày 1-11-2017 về việc kiểm tra, xác minh làm rõ. Theo đó, UBND huyện Thường Xuân đã thành lập đoàn công tác để kiểm tra tại thực địa. Kết quả kiểm tra tại lô 1, khoảnh 8, tiểu khu 543 là rừng phục hồi sau nương rẫy được giao cho hộ gia đình ông Lữ Văn Phòng là chủ rừng khoanh nuôi, tái sinh, quản lý với diện tích 16,8 ha. Tại đây, 24 cây gỗ ràng ràng (nhóm 6) bị khai thác trái phép với khối lượng 12,381m3 gỗ đã lấy ra khỏi rừng. Trong đó, có 13 cây được khai thác vào ngày 23-10-2017 với khối lượng 6,479m3 và 11 cây được khai thác ngày 2-4-2017 với khối lượng 5,902m3. Trong quá trình xác minh, điều tra người vi phạm là ông Vi Văn Nguyên (SN 1982), thôn Tú Tạo, xã Xuân Chinh khai thác về làm cốp pha và làm nhà ở...

Để hạn chế các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, các ngành chức năng của tỉnh, chủ đạo là lực lượng kiểm lâm đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, PCCCR; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng; bố trí lực lượng kiểm lâm thường trực, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình bảo vệ rừng, PCCCR. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái phép... Theo thống kê, từ năm 2013 đến hết năm 2017, lực lượng kiểm lâm rừng đặc dụng đã phát hiện, xử lý trên 220 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,3 tỷ đồng, tịch thu trên 160 m3 gỗ các loại, 70.850 kg nứa, vàu, 1.288 kg lâm sản khác...

Công tác quản lý bảo vệ rừng được Khu BTTN Xuân Liên phối hợp với chính quyền địa phương đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của từng thôn, bản, từng cộng đồng dân cư; đồng thời xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm trên cả 3 mức độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý đến tiểu khu rừng, hệ thống tuyến tuần tra cố định thuộc rừng vùng lõi, cập nhật thông tin về các loài động, thực vật quý hiếm đến từng cá thể, quần thể và hệ sinh thái đặc trưng. Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án “Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH” từ đó từng bước nâng cao đời sống của các hộ gia đình sống trong vùng lõi, vùng đệm khu bảo tồn. Bên cạnh đó, hàng năm khu bảo tồn, chính quyền các xã trong vùng xây dựng các quy chế phối hợp bảo vệ rừng, PCCCR.

Tại Ban Quản lý Khu BTTN Pù Luông, công tác bảo vệ rừng cũng luôn được thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý; thiết lập cơ sở dữ liệu, chế độ báo cáo và cơ chế chia sẻ thông tin về ĐDSH. Mặt khác, điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật, trong đó chú trọng đến đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, từ đó lập kế hoạch bảo tồn, bảo vệ các loài quý, hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái... Ngoài việc bảo tồn, phát triển bền vững các loài động, thực vật hiện diện trên các hệ sinh thái, Khu BTTN Pù Luông còn phối hợp với các tổ chức quốc tế, Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF)... triển khai các dự án nâng cao năng lực, phát triển cộng đồng, nghiên cứu khoa học bảo tồn nguồn gen, như: Dự án “Tăng cường khả năng quản lý bảo tồn ĐDSH vào tạo sinh kế cho người dân nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Khu BTTN Pù Luông” do VCF tài trợ; Dự án “Xây dựng mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên cấp thôn, bản tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương, hỗ trợ cho công tác bảo tồn ĐDSH tại xã Thanh Xuân (Như Xuân) và Hồi Xuân (Quan Hóa) do Đại sứ quán Ailen tài trợ...

Để rừng phát triển bền vững, bên cạnh những cơ chế, chính sách về giao đất, giao rừng, các chế tài xử lý nghiêm minh của pháp luật về hành vi xâm hại tài nguyên rừng, việc phát triển các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, vùng lõi các khu BTTN để họ yên tâm gắn bó với rừng, sống được nhờ rừng sẽ là giải pháp căn bản góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Bài 2: Hỗ trợ sinh kế để người dân gắn bó với rừng.


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]