Lý do Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn cho các “ông lớn” công nghệ
Các giám đốc điều hành của những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple, Microsoft, NVIDIA và Amazon đã lần lượt đến thăm các nước Đông Nam Á, đồng thời cam kết đầu tư nhiều tỷ USD.
Giám đốc Điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Đông Nam Á có môi trường kinh doanh thân thiện, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, khu vực này đang dần trở thành phương án lựa chọn đầu tư khả thi đối với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
Phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc) tập hợp thông tin trên truyền thông sở tại về môi trường đầu tư ở Đông Nam Á nêu rõ các giám đốc điều hành của những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple, Microsoft, NVIDIA và Amazon đã lần lượt đến thăm các nước Đông Nam Á, đồng thời cam kết đầu tư nhiều tỷ USD.
Bên cạnh đó, các tập đoàn công nghệ còn tổ chức các cuộc hội đàm với những người đứng đầu chính phủ các nước trong khu vực này.
Theo Bloomberg, trong những năm tới, chỉ tính riêng các trung tâm dữ liệu, những tập đoàn công nghệ lớn nhất toàn cầu sẽ đầu tư khoảng 60 tỷ USD vào Đông Nam Á, để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về truyền phát trực tuyến (Streaming), mua sắm trực tuyến và trí tuệ nhân tạo (AI) của giới trẻ tại khu vực này.
Lực lượng lao động Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp công nghệ lớn.
Các nước Đông Nam Á luôn chú trọng cải thiện giáo dục và cơ sở hạ tầng, do đó khu vực này cũng có sức hấp dẫn trên các phương diện sản xuất, trung tâm dữ liệu, nghiên cứu khoa học và thiết kế...
Quy mô thị trường phụ kiện công nghệ và dịch vụ trực tuyến của Đông Nam Á cũng tương đối lạc quan.
Theo ước tính của Chính phủ Singapore, đến năm 2030, dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Đông Nam Á sẽ chiếm khoảng 65%, sức mua cũng không ngừng tăng lên.
Các tổ chức như Temasek Holdings và Google cũng ước tính thị trường dịch vụ liên quan đến internet sẽ tăng hơn gấp đôi, đạt 600 tỷ USD.
Dự báo, AI sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghệ. Số lượng người sử dụng các công cụ AI như ChatGPT cũng sẽ tăng nhanh.
Công ty tư vấn quản lý toàn cầu Kearney đã nhấn mạnh đến năm 2030, lĩnh vực AI có thể bổ sung 1.000 tỷ USD vào quy mô kinh tế của khu vực này.
Ưu tiên dành cho AI đồng nghĩa phải xây dựng thêm nhiều trung tâm dữ liệu để lưu trữ và xử lý dữ liệu thông tin lớn.
Số liệu của Cushman & Wakefield cho thấy đến năm 2028, nhu cầu của Đông Nam Á và Bắc Á đối với trung tâm dữ liệu sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm, trong khi tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ là 14%. Khi đó, doanh thu trung tâm dữ liệu của Đông Nam Á cũng sẽ đứng thứ hai toàn cầu ở các khu vực ngoài Mỹ.
Các chuyên gia nhận định Đông Nam Á dù không phải là môi trường thị trường dễ dàng nhất cho hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nhưng với các ưu điểm như lực lượng lao động có chi phí tương đối thấp và trình độ công nghệ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các công nghệ đắt đỏ như mô hình ngôn ngữ lớn. Những công nghệ này không những phải đầu tư vốn lớn, mà đòi hỏi cần có kỹ sư lành nghề./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-22 08:26:00
Tổng thống Nga xác nhận tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
-
2024-11-22 07:36:00
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
-
2024-05-14 12:30:00
Bà Melinda Gates rời Quỹ Bill & Melinda Gates, nhận 12,5 tỷ USD
Nam Phi phát hiện trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên kể từ 2022
IMF đánh giá tích cực chính sách cải cách của chính phủ Argentina
Anh: Vua Charles III chuyển giao tước hiệu quân đội cấp cao cho Hoàng tử William
Mỹ-Trung lên kế hoạch đối thoại liên chính phủ về trí tuệ nhân tạo
Tổng thống Brazil hoãn công du Chile do lũ lụt nghiêm trọng trong nước
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đệ đơn từ chức
Australia hạn chế số lượng sinh viên quốc tế
Nhiên liệu cạn kiệt, hệ thống y tế tại Dải Gaza sắp sụp đổ
Cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan: Khẩn trương hỗ trợ tiểu thương người Việt