09:56 16/08/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - “Câu giờ” chưa bao giờ là thứ khiến người ta thích cả. Vậy nên, ở mùa giải trước, FIFA đã quyết định “triệt tiêu” thứ nghệ thuật hắc ám này bằng bộ luật “bù giờ thời gian thực”, tức câu giờ bao nhiêu thì sẽ bù bấy nhiêu. Tuy nhiên, bộ luật này có thực sự giúp “tiêu diệt” nghệ thuật “câu giờ”?

Luật bù giờ mới sẽ giúp ích hay làm hại bóng đá?

“Câu giờ” chưa bao giờ là thứ khiến người ta thích cả. Vậy nên, ở mùa giải trước, FIFA đã quyết định “triệt tiêu” thứ nghệ thuật hắc ám này bằng bộ luật “bù giờ thời gian thực”, tức câu giờ bao nhiêu thì sẽ bù bấy nhiêu. Tuy nhiên, bộ luật này có thực sự giúp “tiêu diệt” nghệ thuật “câu giờ”?

Luật bù giờ mới sẽ giúp ích hay làm hại bóng đá?

Từ mùa bóng này, Ngoại hạng Anh sẽ chứng kiến nhiều trận đấu có thời gian bù giờ dài. Ảnh: Getty.

Ức chế người này, vui sướng người kia.

“Câu giờ” luôn tạo ra hai thái cực trong bóng đá. Với các đội bóng thua cuộc, những hành động “câu giờ”, nhất là ở những quãng thời gian bù giờ ít ỏi cuối cùng của trận đấu, có thể khiến cho rất nhiều cầu thủ, thậm chí là người hâm mộ, của đội bóng đó gặp phải ức chế về mặt tinh thần. Trong khi đó, với đội bóng thắng cuộc, việc câu giờ có thể vừa khiến đối thủ ức chế, vừa khiến cho thời gian trôi nhanh hơn về những phút cuối.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của mình, bóng đá Anh cũng từng chứng kiến rất nhiều “ông vua” câu giờ như thế. Một ví dụ đó là Staveley, đội bóng phải đối đầu với Nottingnham Forest ở một trận đấu FA Cup diễn ra vào năm 1885.

Cụ thể, theo The Athletic, sau trận thắng 2-1 của Staveley, một đội bóng “khét tiếng” với lối chơi rắn và đầy mánh lới, tờ báo Nottingham Post đã đăng hẳn một bài viết tố cáo Staveley thường xuyên đá bóng ra ngoài để câu giờ. Thậm chí, nhiều cú sút của đội bóng này còn đưa bóng bay thẳng sang những con phố gần đó.

Cũng theo tờ Derby Evening Post, lối chơi này của Staveley trở nên khét tiếng tới mức mỗi lần một đội bóng nào thực hiện phương án đá bóng ra ngoài, lập tức người hâm mộ sẽ hô to: “Họ chơi kiểu Staveley kìa”!

Luật bù giờ mới sẽ giúp ích hay làm hại bóng đá?

CLB Staveley FC, một trong những CLB nổi tiếng với lối chơi rắn và mánh lới của bóng đá Anh. Nguồn: Internet.

Có thể nói, đây chính là minh chứng rõ nhất cho việc “câu giờ” đã luôn là một phần của bóng đá từ xưa đến nay, và ở thời bóng đá hiện đại, “câu giờ” càng trở nên tinh vi hơn bao giờ hết. Một ví dụ cho điều này đó là trận đấu giữa Rotherham và Queens Park Rangers diễn ra ở giải Hạng nhất Anh mùa trước, một trận đấu mà thời lượng bóng được luân chuyển trên sân chỉ kéo dài trung bình 40 phút 18 giây.

Thực ra, đây chẳng phải là một chiến thuật của cả hai đội, mà chỉ đơn thuần là một cách để cả hai không bị rớt hạng. Tuy nhiên, trận đấu vẫn kết thúc bằng chiến thắng 3-1 của Rotherham, một chiến thắng vừa đủ để cả hai đội bóng có thể ở lại giải Hạng nhất mùa sau, đồng thời, giúp NHM của cả hai đỡ cảm thấy “nhàm chán” trước lối chơi ru ngủ của cả hai.

Luật bù giờ mới sẽ giúp ích hay làm hại bóng đá?

Trận đấu giữa Rotherham và QPR mùa trước chứng kiến một kỷ lục về thời lượng bóng lăn ít nhất: 40 phút 18 giây. Nguồn: The Athletic.

Luật bù giờ mới: lợi hay hại ?

“Câu giờ” là thứ nghệ thuật hắc ám không ai mong muốn. Vậy, làm thế nào để tiêu diệt thứ “nghệ thuật hắc ám” này? Câu trả lời của FIFA đó là: kéo dài thời gian bù giờ!

Cụ thể, ở mùa giải trước, FIFA, dưới sự tư vấn của trọng tài huyền thoại Pierluigi Collina, cho rằng cần phải tính toán kỹ lưỡng hơn thời gian bù giờ để tránh việc các đội bóng lãng phí thời gian bằng nhiều cách, từ thay người, cho đến những pha ăn mừng có thể kéo dài từ 1 đến 2 phút.

Nghe qua thì phương án này có vẻ rất ổn. Tuy nhiên, trận thắng trước Burnley của Man City diễn ra vào rạng sáng thứ 7 tuần vừ qua (theo giờ Việt Nam), đã để lộ ra một điều, đó là cách áp dụng bộ luật này của các trọng tài vẫn còn khá cứng nhắc.

Cụ thể, dù Man City ở trận đấu đó đã có được 2 bàn thắng từ đầu, nhưng các trọng tài vẫn quyết tâm thực hiện đúng luật này bằng cách bù giờ tới gần 8 phút, và trong gần 8 phút đó, đã có thêm một bàn thắng, một thẻ đỏ và 9 sự thay đổi người được đưa ra.

Để có thể thấy được điều luật này ảnh hưởng thế nào lên bàn thắng cũng như số lần ra chân của các cầu thủ, chúng ta cần phải nhìn vào VCK World Cup 2022 vừa kết thúc cách đây vài tháng, nơi lần đầu luật bù giờ mới này được áp dụng. Cụ thể, theo thống kê của The Athletic, ở vòng chung kết World Cup năm ngoái trên đất Qatar, ở quãng thời gian thi đấu chính, các cầu thủ tốn đến 4,7 phút để thực hiện một cú sút và mất đến 38,9 phút để ghi bàn, trong khi đó, ở quãng thời gian bù giờ, họ chỉ tốn trung bình 3,7 phút để thực hiện một cú sút và 36,4 phút để có được một bàn thắng. Thống kê này cho thấy khi các cầu thủ bị đặt vào thế phải ghi bàn và có được quãng thời gian dài hơn, họ đều sẽ có xu hướng đẩy nhanh tốc độ trận đấu hơn là câu giờ như ở quãng thời gian chính.

Luật bù giờ mới sẽ giúp ích hay làm hại bóng đá?

World Cup 2022, giải đấu đầu tiên áp dụng luật bù giờ mới một cách chính thức.Nguồn: Eurosport.

Tuy nhiên, có một điều mà thống kê này không chỉ ra, hay nói đúng hơn là không thể thống kê, đó là việc bù giờ lâu cũng đồng nghĩa với việc các đội bóng có lực lượng dày hơn và chất lượng hơn như Man City, Man United, Liverpool hoặc Chelsea sẽ là những đội bóng được hưởng lợi nhiều hơn, đặc biệt là ở các trận đấu trước các đối thủ yếu, đồng thời, khiến các đội bóng yếu trở nên thấm mệt nhanh hơn và khó tạo ra bất ngờ trước những gã khổng lồ kể trên hơn.

“Câu giờ” thường được cho là thứ “vũ khí” hữu hiệu của các đội bóng nhỏ trước các đội bóng lớn, đặc biệt là các đội bóng đang giành được lợi thế trong trận đấu. Tuy nhiên, có một nghịch lý khá khôi hài, đó là chính những đội bóng lớn lại là những đội bóng sử dụng thứ nghệ thuật hắc ám này nhiều nhất, đặc biệt là ở Premier League. Kể cả một HLV nổi tiếng với lối chơi đẹp và có phần “ngây thơ” như Eddie Howe của Newcastle mùa trước cũng phải dần “chuyển dịch” sang lối chơi này.

Một điều bất cập khác của bộ luật này đó là các HLV muốn bảo toàn lực lượng cho các trận đấu về sau có thể gặp khó. Bởi lẽ, bù giờ càng lâu, sức lực của các cầu thủ càng bị bào mòn, từ đó dễ đẫn đến chấn thương nhiều hơn. Một cái tên trong làng cầu thủ đã nói về điều này trước khi Premier League diễn ra đó là Raphael Varane, người vừa trải qua một chuyến du đấu tiền mùa giải đầy mệt mỏi trên đất Bắc Mỹ.

Luật bù giờ mới sẽ giúp ích hay làm hại bóng đá?

Raphael Varane (áo đỏ), tiếng nói phản biện luật bù giờ mới đầu tiên của giới cầu thủ. Nguồn: The Athletic.

Dù có muốn hay không, người hâm mộ bóng đá vẫn phải chấp nhận một điều, đó là bóng đá, một môn chơi nổi tiếng về tính chất khó đoán, luôn sẽ tồn tại việc một đội bóng cố tình kéo dài thời gian để hưởng lợi cho mình. Vì vậy, dù có cố gắng thay đổi tới đâu đi nữa, việc “câu giờ” vẫn sẽ luôn tồn tại như một điều tất yếu trong bóng đá, đặc biệt là ở cái thời đại bóng đá hiện đại đầy rẫy những toan tính chiến thuật.

KDNX

Nguồn ảnh, tư liệu: Internet, The Athletic, Eurosports...


KDNX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]