Khả năng các hãng vận tải biển sẽ gặp khó khăn hơn trong năm 2024
Riêng “gã khổng lồ” vận tải biển Maersk của Đan Mạch, vốn chuyên chở 90% khối lượng thương mại toàn cầu, phải đối mặt với khả năng gián đoạn hoạt động từ các cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới.
Tàu container của hãng vận tải biển Maersk ở Copenhagen (Đan Mạch). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Những căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đỏ đã khiến các hãng vận tải hàng hóa quan trọng toàn cầu phải đi đường vòng. Nhưng đây hầu như không phải là vấn đề duy nhất mà các hãng vận tải lớn phải đối phó khi năm 2024 bắt đầu.
“Gã khổng lồ” vận tải biển Maersk của Đan Mạch, vốn chuyên chở 90% khối lượng thương mại toàn cầu, phải đối mặt với khả năng bị gián đoạn hoạt động từ các cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới đến hạn hán ảnh hưởng tới các tuyến đường vận tải quan trọng như Kênh đào Panama.
Lịch trình của các tàu phức tạp và có thể sẽ không đồng bộ đối với các tàu container khổng lồ, tàu chở nhiên liệu và các tàu chở hàng hóa khác trong suốt cả năm.
Điều này sẽ càng làm vận chuyển hàng hóa chậm trễ và tăng chi phí đối với các nhà bán lẻ như Walmart, IKEA và Amazon, cũng như các nhà sản xuất thực phẩm như Nestle và các cửa hàng tạp hóa bao gồm Lidl.
Nhà phân tích trưởng Peter Sand của Công ty Cung cấp Dữ liệu Vận tải Xeneta cho rằng các rủi ro bổ sung trong năm 2024 sẽ bao gồm khả năng gia tăng căng thẳng ở Biển Đỏ tới Vịnh Arab làm ảnh hưởng đến các chuyến hàng vận chuyển dầu mỏ.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục cũng khiến hoạt động buôn bán ngũ cốc trở nên khó khăn.
Hãng vận tải Maersk hôm 5/1 đã cùng với các hãng vận tải biển lớn khác định tuyến lại các tàu rời khỏi Biển Đỏ để tránh những cuộc xung đột trong khu vực mà từ đó dẫn đến Kênh đào Suez, tuyến đường ngắn nhất nối châu Á với châu Âu.
Tuyến đường đó vận chuyển hơn 10% tổng lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển và gần 1/3 lượng hàng vận chuyển container trên thế giới.
Trong khi các tàu chở dầu và nhiên liệu cung cấp cho châu Âu tiếp tục đi qua Kênh đào Suez thì hầu hết các tàu container đang định tuyến lại chuyên chở hàng hóa qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.
Chi phí nhiên liệu của các chủ tàu đã tăng lên tới 2 triệu USD cho mỗi chuyến khứ hồi khi chuyển hướng sang Kênh đào Suez và tỷ giá giao ngay Á-Âu đã tăng hơn gấp đôi từ mức trung bình năm 2023 lên 3.500 USD/container 40 feet.
Chi phí tăng có thể dẫn đến giá hàng hóa tăng cao hơn khi đến tay người tiêu dùng, mặc dù ngân hàng Goldman Sachs hôm 5/1 nhận định rằng cú sốc lạm phát sẽ không tồi tệ như sự hỗn loạn trong thời gian đại dịch 2020-2022.
Giám đốc Điều hành Alan Baer của công ty vận chuyển hàng OL USA, dự kiến rằng trong quý đầu tiên của năm 2024 sẽ tồn tại nhiều khó khăn hơn.
Theo nhà cung cấp phần mềm chuỗi cung ứng project44, việc vận chuyển hàng đi qua Kênh đào Panama, một giải pháp thay thế Kênh đào Suez, đã giảm 33% do mực nước thấp. Những hạn chế như vậy đã khiến chi phí vận chuyển hàng khô như các mặt hàng lúa mỳ, đậu tương, quặng sắt, than đá và phân bón tăng mạnh vào cuối năm 2023.
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng diễn ra thường xuyên và ngay lập tức, thậm chí còn ảnh hưởng nặng nề hơn cả căng thẳng địa chính trị.
Brazil đã phải hứng chịu thiệt hại kép của đợt hạn hán lịch sử ở Vùng Amazon và lượng mưa quá lớn ở phía Bắc đất nước này khiến các tàu chở hàng phải xếp hàng dài hơn bình thường tại Cảng Paranagua vào cuối năm 2023, chỉ vài tháng trước mùa vận chuyển đậu tương cao điểm./.
Theo TTXVN
- 2024-11-05 14:40:00
UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể
- 2024-11-05 14:31:00
Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng cuộc đua giành quyền kiểm soát Hạ viện
- 2024-01-08 04:44:00
Hàn Quốc: Triều Tiên vẫn tiếp tục diễn tập bắn đạn thật ở bờ biển phía Tây
Tổng thống Mỹ dự kiến đọc Thông điệp Liên bang muộn hơn thường lệ
Ukraine không có phương án dự phòng nếu bị cắt giảm viện trợ
Động đất ở Nhật Bản: Thời tiết khắc nghiệt, người dân lánh nạn thêm khó khăn
Israel thông báo hoàn tất việc phá hủy các cơ cấu quân sự của Hamas ở bắc Gaza
Xung đột Hamas-Israel: Tổ chức nhân đạo mở bệnh viện dã chiến ở Gaza
Mỹ: FAA đình chỉ bay nhiều máy bay Boeing 737 MAX 9 để kiểm tra
Bầu cử Mỹ: Tổng thống Joe Biden khởi động chiến dịch tranh cử
Động đất tại Nhật Bản: Số người thiệt mạng tăng lên hơn 100 người
Mỹ kêu gọi Triều Tiên kiềm chế hành động gây mất ổn định và trở lại đàm phán