IMF cảnh báo "sự chuyển đổi sẽ không dễ dàng," nhưng cho rằng "với một gói cải cách toàn diện theo hướng thị trường, Trung Quốc có thể tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với kịch bản hiện nay."

IMF đánh giá tích cực Trung Quốc chuyển đổi sang tăng trưởng chất lượng cao

IMF cảnh báo “sự chuyển đổi sẽ không dễ dàng,” nhưng cho rằng "với một gói cải cách toàn diện theo hướng thị trường, Trung Quốc có thể tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với kịch bản hiện nay."

IMF đánh giá tích cực Trung Quốc chuyển đổi sang tăng trưởng chất lượng cao Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi Trung Quốc thực hiện “gói cải cách toàn diện theo định hướng thị trường” để thúc đẩy nền kinh tế trì trệ do khủng hoảng thị trường nhà ở, cầu tiêu dùng trong nước thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm thanh niên.

Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh ngày 24/3, Tổng Giám đốc Georgieva cho rằng sự chuyển đổi từ tỷ lệ tăng trưởng cao sang tăng trưởng chất lượng cao là định hướng phù hợp trên con đường cần đi và Trung Quốc quyết tâm làm như vậy.

Nhà kinh tế học người Bulgaria này cảnh báo “sự chuyển đổi sẽ không dễ dàng”, nhưng cho rằng "với một gói cải cách toàn diện theo hướng thị trường, Trung Quốc có thể tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với kịch bản hiện nay."

Lãnh đạo IMF khuyến nghị Bắc Kinh cần thực hiện “các bước đi quyết đoán” để giảm số lượng nhà ở chưa hoàn thiện và dành thêm không gian cho “sự điều chỉnh dựa theo thực tế thị trường” trong lĩnh vực bất động sản rất quan trọng nhưng đang lâm vào tình trạng nợ nần nặng nề.

Bà nói thêm giới chức Trung Quốc cũng nên thúc đẩy “sức chi tiêu của cá nhân và gia đình” bằng cách tăng cường hệ thống lương hưu và thực hiện các biện pháp khác để cải thiện bộ máy an sinh xã hội rộng lớn của nước này.

Bà Georgieva cũng thúc giục Trung Quốc cải thiện “môi trường kinh doanh và (đảm bảo) một sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước,” vốn là một yêu cầu lâu nay của các tập đoàn nước ngoài hoạt động tại quốc gia châu Á này.

Các khuyến nghị của trên quan chức IMF được đưa ra sau khi Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố một loạt báo cáo kinh tế, phản ánh những dấu hiệu tăng trưởng tích cực của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Cụ thể, tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 7% trong 2 tháng đầu năm nay. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng 12/2023. Trên cơ sở tháng, sản lượng công nghiệp trong tháng 2 tăng 0,56% so với tháng trước.

Sản lượng công nghiệp là chỉ dấu đo lường hoạt động của các doanh nghiệp có doanh thu kinh doanh hằng năm tối thiểu là 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,82 triệu USD).

Trong cùng giai đoạn, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc, một chỉ số quan trọng phản ánh sức mạnh tiêu dùng của cả nước, đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị được khảo sát tại Trung Quốc ở mức 5,3% trong hai tháng đầu năm.

Tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở khu vực thành thị được khảo sát tại Trung Quốc là 5,3% trong hai tháng đầu năm 2024.

Theo NBS, tình hình việc làm của Trung Quốc nhìn chung ổn định trong giai đoạn này./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]