Hiệp ước phòng chống đại dịch toàn cầu: Chưa khai thông được thế bế tắc
Nhiều tổ chức phi chính phủ bày tỏ lo ngại rằng các cuộc đàm phán về hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai có thể thất bại do những bất đồng sâu sắc giữa các quốc gia.
Nhà ngoại giao người Hà Lan Roland Driece. (Nguồn: X)
Ngày 29/4, 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tập trung tại Geneva (Thụy Sĩ) để tham gia vòng đàm phán cuối cùng về hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai.
Mục tiêu là đạt được thỏa thuận trước hội nghị thường niên của WHO diễn ra vào ngày 27/5. Tuy nhiên, thời gian đang dần cạn kiệt và các bên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Điểm mấu chốt của các cuộc đàm phán là vấn đề tiếp cận và chia sẻ tài nguyên trong trường hợp xảy ra đại dịch. Các quốc gia đang tranh luận về cách thức chia sẻ thông tin về các mầm bệnh được phát hiện, các sản phẩm y tế như vaccine và phương pháp điều trị, cũng như nguồn lực tài chính để ứng phó với đại dịch.
Nhiều tổ chức phi chính phủ bày tỏ lo ngại rằng các cuộc đàm phán có thể thất bại do những bất đồng sâu sắc giữa các quốc gia. Họ kêu gọi các bên nhanh chóng thu hẹp những khác biệt và đạt được thỏa thuận chung, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân trên toàn cầu trong tương lai.
Nhà ngoại giao người Hà Lan Roland Driece, đồng chủ trì các cuộc đàm phán, cho biết cuộc thương lượng đang diễn ra theo đúng dự kiến, khi hầu hết các quốc gia thành viên đều cho rằng dự thảo mới đã được tinh gọn hơn đang đi đúng hướng.
Tuy nhiên, ông thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Ông cho rằng quá trình đàm phán tốn nhiều thời gian và thời gian là “kẻ thù” lớn nhất.
Từ tháng 12/2021, sau 2 năm đại dịch COVID-19 hoành hành, các quốc gia bắt đầu tìm kiếm một khuôn khổ ràng buộc về các cam kết nhằm ngăn chặn một thảm họa tương tự.
Bản dự thảo mới tập trung vào việc thiết lập khuôn khổ cơ bản, đồng thời hoãn bàn các vấn đề chi tiết hóc búa hơn sang các cuộc đàm phán tiếp theo diễn ra vào năm 2026, đáng chú ý là cách thức vận hành Hệ thống chia sẻ lợi ích và quyền tiếp cận mầm bệnh (PABS) theo kế hoạch của WHO.
Ông Wiku Adisasmito, đại diện đoàn đàm phán Indonesia khẳng định, giữa các quốc gia có sự chênh lệch về năng lực, và nhấn mạnh các nước đang phát triển cần được hỗ trợ tài chính để tăng cường giám sát các mầm bệnh nguy hiểm mới nổi ở động vật và môi trường.
WHO trong những tuần gần đây đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng theo cấp số nhân của cúm gia cầm H5N1 với những lo ngại về những gì có thể xảy ra nếu virus bắt đầu lây truyền giữa người với người. Đây được xem như lời nhắc nhở mới nhất về sự cấp thiết phải có một khuôn khổ toàn cầu ngăn ngừa dịch bệnh./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-12 17:10:00
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/12: Nga thực hiện hơn 200 cuộc tấn công, Ukraine phóng tên lửa ATACMS
-
2024-12-12 14:28:00
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải cách các định chế tài chính toàn cầu
-
2024-04-30 10:57:00
Hàn Quốc mở nhiều đường mòn du lịch gần khu phi quân sự
Trung Quốc gửi một cặp gấu trúc khổng lồ đến Vườn thú San Diego của Mỹ
Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên để lấp đầy khoảng trống y tế
Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai
Hamas nhấn mạnh điều kiện để đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel
Ngân hàng đầu tiên của Mỹ phá sản trong năm 2024
Bahrain nối lại đường bay thẳng tới Iraq sau 4 năm tạm dừng
Giáo hoàng Francis tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7
“Gã khổng lồ” dầu khí châu Âu phát hiện mỏ dầu trữ lượng hơn 10 tỷ thùng
Trung Quốc chủ trì cuộc đàm phán giữa các phe phái tại Palestine