(Baothanhhoa.vn) - Từ nhiều năm nay, chương trình giáo dục địa phương luôn được các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức bổ ích; đồng thời, khơi dậy cho các em niềm hứng thú học tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đưa nội dung giáo dục địa phương vào trường học

Từ nhiều năm nay, chương trình giáo dục địa phương luôn được các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức bổ ích; đồng thời, khơi dậy cho các em niềm hứng thú học tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Đưa nội dung giáo dục địa phương vào trường học

Chương trình giáo dục địa phương được Trường THCS Điện Biên (TP Thanh Hóa) lồng ghép vào các môn học như Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn...

Những năm qua, nội dung giáo dục địa phương luôn là một phần trong chương trình dạy và học của Trường THCS Điện Biên (TP Thanh Hóa), được lồng ghép qua ba môn học: Ngữ văn, Địa lý và Lịch sử. Bà Đỗ Thị Minh Phương, Phó hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên, cho biết: xác định tầm quan trọng của giáo dục địa phương trong việc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của địa phương; đồng thời, vun đắp cho các em tình yêu quê hương, đất nước. Thời gian qua, từng giáo viên đã có nhiều cách làm sáng tạo để các giờ học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn lồng ghép thêm nội dung giáo dục địa phương trở nên hấp dẫn, sinh động và gần gũi với học sinh. Đồng thời, thông qua hình thức dạy - học trên lớp, tại thực địa, khu di tích, giáo viên sẽ chủ động hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, sau đó trình bày lại trước lớp, giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc và tích cực hơn trong học tập. Hiện nay, theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc, việc dạy và học tài liệu giáo dục địa phương cũng có nhiều thay đổi. Đáp ứng yêu cầu dạy và học theo chương trình mới, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn để tiếp cận chương trình. Tuy nhiên, đến thời điểm này do khối lớp 6 chưa có tài liệu giáo dục địa phương nên nhà trường mới chỉ lồng ghép nội dung này vào các môn học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn chứ chưa phân theo từng chủ đề để dạy.

Từ nhiều năm nay, cứ định kỳ 1 lần/tháng, thầy và trò Trường THCS Yên Thọ, xã Yên Thọ (Yên Định) lại đến dọn dẹp, vệ sinh khu tượng đài liệt sĩ của xã và khu di tích lịch sử văn hóa núi và đền Đồng Cổ. Thầy Nguyễn Văn Tân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm qua, cùng với việc chú trọng giáo dục địa phương cho học sinh thông qua việc lồng ghép vào các môn học, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ, nhất là những hoạt động thực tế mang tính trải nghiệm. Cụ thể, nhà trường đã nhận đăng ký chăm sóc khu tượng đài liệt sĩ của xã và khu di tích lịch sử văn hóa núi và đền Đồng Cổ. Hàng tháng, các thầy cô và các em học sinh đều đến quét dọn, lau chùi, nhổ cỏ... dù chỉ là các công việc đơn giản nhưng rất có ý nghĩa đối với học sinh. Đến nay, dù chưa có sách giáo khoa về giáo dục địa phương cho học sinh khối 6 theo Chương trình GDPT 2018, nhưng nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí giáo viên giảng dạy và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn để nắm bắt lại nội dung chương trình. Đối với học sinh các khối 7, 8, 9 chương trình giáo dục địa phương được nhà trường lồng ghép vào giảng dạy cùng các môn học như Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử...

Ông Vũ Hồng Tuấn, chuyên viên phụ trách khối THCS Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định cho biết: Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy được các trường học trên địa bàn huyện triển khai. Hàng năm, các nhà trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy giáo dục địa phương phù hợp với thực tế và xác định rõ mục tiêu đối với từng môn học, từng khối lớp. Theo quy định của Chương trình GDPT 2018, nội dung giáo dục địa phương được phân theo từng chủ đề cụ thể, làm căn cứ để giáo viên và học sinh được tiếp cận với nhiều thông tin, kiến thức về lịch sử, văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ.

Theo Chương trình GDPT 2018, giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc. Theo đó, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình GDPT được kỳ vọng góp phần giữ gìn bản sắc, giáo dục giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Trọng Nam, Phó trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Đến thời điểm này, về cơ bản tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình GDPT mới của lớp 6 đã hoàn thiện. Các nội dung biên soạn trên nguyên tắc bám sát quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi chủ đề trong tài liệu giáo dục địa phương được thiết kế theo từng bài học cụ thể, thông tin chính xác, khoa học, gần gũi, dễ hiểu, giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, môi trường... trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]