(Baothanhhoa.vn) - Trước bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa sâu rộng cùng với sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ thời cách mạng 4.0 và xu thế chuyển dịch nhân lực trên thị trường lao động trong nước, thế giới, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh. Để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, GDNN cần tiếp tục có những bước đột phá mạnh mẽ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp – đột phá để phát triển bền vững

Trước bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa sâu rộng cùng với sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ thời cách mạng 4.0 và xu thế chuyển dịch nhân lực trên thị trường lao động trong nước, thế giới, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh. Để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, GDNN cần tiếp tục có những bước đột phá mạnh mẽ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp – đột phá để phát triển bền vữngBài giảng của giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ VIII-2020. Ảnh: Hương Thảo

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Chương trình Đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016–2020, công tác GDNN đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các phương diện. Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo ước khoảng 213.000 người, trong đó hệ cao đẳng đạt 9.600 người, hệ trung cấp đạt 34.700 người, hệ sơ cấp đạt 122.500 người, đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng đạt 46.200 người. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo các nghề trọng điểm đạt trên 90%. Hệ thống các văn bản về GDNN từ Trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở GDNN của tỉnh đã và đang được sắp xếp lại; chủ trương xã hội hóa về GDNN được phát triển, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo.

Đặc biệt, nhiều cơ sở GDNN đã thực sự coi trọng chất lượng đào tạo, từng bước phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hiệu quả của Hội giảng nhà giáo GDNN – thông điệp về sự đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN

Như đã thành thông lệ, định kỳ 3 năm một lần, đội ngũ các thầy, cô giáo tại các cơ sở GDNN lại hồ hởi, háo hức, tích cực chuẩn bị tham gia Hội giảng nhà giáo GDNN tỉnh Thanh Hóa do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Với cách thức tổ chức khoa học và sự chuẩn bị một cách chu đáo, kỹ càng, Hội giảng nhà giáo GDNN thực sự là nơi chứng kiến sự nỗ lực hết mình của các thầy, cô giáo thông qua những bài giảng đầy tự tin, sáng tạo và đổi mới. Đây cũng là minh chứng thuyết phục cho sự quyết tâm của các cơ sở GDNN trong việc khẳng định chất lượng đào tạo. Mỗi bài giảng của các thầy, cô giáo thực sự là sản phẩm của tư duy đổi mới, sáng tạo, chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh, sinh viên.

Thông qua kết quả của hội giảng giúp ban tổ chức, ban giám khảo sẽ có cái nhìn khách quan, đánh giá được kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh một cách khách quan từ chất lượng bài giảng của mỗi thầy, cô giáo. Từ đó định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho nhà giáo GDNN và lựa chọn những nhà giáo tiêu biểu của mỗi nghề đại diện cho các nhà giáo GDNN của tỉnh tham gia các hội giảng toàn quốc. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh cùng với sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ thời cách mạng 4.0 và xu thế chuyển dịch nhân lực trên thị trường lao động trong nước và thế giới. Điều đó thể hiện rõ nét qua thành tích đạt được của các nhà giáo khi tham gia các hội thi, hội giảng nhà giáo GDNN của tỉnh, toàn quốc như: Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2018 (1 giải nhì, 2 giải ba), hội thi thiết bị đào tạo tự làm năm 2019 (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 4 giải khuyến khích), kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2020 (1 thí sinh đạt Huy chương Đồng, 2 thí sinh đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc)...

Có được những kết quả nêu trên, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp và các ban, ngành, sự cố gắng nỗ lực của các nhà giáo và các em học sinh, sinh viên thì không thể không kể đến hiệu quả những chính sách đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN tâm huyết, trách nhiệm, vững kiến thức chuyên môn, giỏi tay nghề; trong đó có nhiều người trưởng thành từ hội giảng các cấp. Tại lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo GDNN tỉnh Thanh Hóa lần thứ VIII – 2020, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẳng thắn nhìn nhận: “Đây là lần thứ VIII tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN nhưng tôi thấy chúng ta cần có sự chuyên nghiệp, đổi mới, sáng tạo hơn nữa. Trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ thời cách mạng 4.0 và xu thế chuyển dịch nhân lực trên thị trường lao động trong nước, thế giới cùng với những đòi hỏi cấp thiết về việc đổi mới toàn diện, căn bản nền giáo dục, hơn ai hết, các nhà giáo GDNN phải là “những con chim báo bão”, đi trước công nghệ chứ không thể mãi là người chạy theo sau. Chúng ta bắt buộc phải đi nhanh hơn và chất lượng hơn nếu không sẽ bị gạt sang một bên”. “Tôi mong muốn Hội giảng nhà giáo GDNN tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành ngày hội truyền thống của các cơ sở GDNN, nơi thầy và trò cùng chung một ý chí, tâm huyết vì sự phát triển của GDNN tỉnh nhà”.

Để tạo sự chuyển biến thực sự về chất lượng GDNN

Năm 2020 là năm có ý nghĩa rất quan trọng để hoàn thành kế hoạch, mục tiêu phát triển GDNN giai đoạn 5 năm và chứng kiến sự chuyển giao mạnh mẽ sang giai đoạn mới. Mặc dù, trong những năm qua, lĩnh vực GDNN của tỉnh Thanh Hóa đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lĩnh vực này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: tỷ lệ tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo được đầu tư khá lớn, nhưng còn dàn trải, chưa tập trung, chưa đồng bộ, nhiều trường thiết bị lạc hậu; việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; công tác xã hội hóa GDNN còn chậm; quản lý Nhà nước về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có mặt còn hạn chế...

Dự báo đến năm 2025, dân số toàn tỉnh khoảng 3.764.700 người; dân số trong độ tuổi lao động 2.516.000 người; lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong nền kinh tế 2.362.000 người; cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 20%, công nghiệp - xây dựng chiếm 42% và dịch vụ chiếm 38%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trở lên. Những con số dự báo này cho thấy mức độ gia tăng dân số - nguồn lao động và sự dịch chuyển của cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong đó, lao động có xu hướng dịch chuyển nhiều nhất về nhóm ngành công nghiêp – xây dựng. Điều này đặt ra cho GDNN cả thời cơ và thách thức.

Hướng tới mục tiêu chung cho phát triển GDNN là hình thành mạng lưới cơ sở GDNN có đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực các cấp trình độ với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo; tạo cơ hội tiếp cận GDNN cho mọi người dân bảo đảm việc học tập suốt đời, góp phần hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng mềm; gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ; nâng chất lượng GDNN sớm đạt chuẩn khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tỉnh và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới. Mạng lưới cơ sở GDNN được quy hoạch theo hướng tái cấu trúc mạnh mẽ cơ sở GDNN; tập trung hình thành các trường cao đẳng đào tạo đa cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp).

Nhằm tạo sự chuyển biến thực sự về chất lượng GDNN, tỉnh Thanh Hóa thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp mang tính đột phá như: Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của Nhà nước, giám sát của xã hội. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hệ thống GDNN theo hướng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ trong GDNN... Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội.

Để Thanh Hóa trở thành trung tâm đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao của cả nước, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các trường được phê duyệt ngành, nghề trọng điểm các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia giai đoạn 2020–2025 và Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa trở thành trường chất lượng cao; hỗ trợ đầu tư cơ sở, thiết bị đào tạo cho Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn theo cơ chế ngân sách tỉnh 50%, ngân sách Trung ương 50% để đủ điều kiện được đưa vào danh mục đầu tư trường chất lượng cao của cả nước...

Thảo Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]