Thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết hội đồng đã thông qua các quyết định xác định thâm hụt ngân sách tại 7 quốc gia thành viên đã vượt mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

EU xác định 7 nước thành viên vi phạm quy định ngân sách

Thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết hội đồng đã thông qua các quyết định xác định thâm hụt ngân sách tại 7 quốc gia thành viên đã vượt mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

EU xác định 7 nước thành viên vi phạm quy định ngân sáchCờ Liên minh châu Âu tại Brussels (Bỉ). (Ảnh: Reuters)

Ngày 26/7, Hội đồng châu Âu đã đưa 7 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào quy trình xử lý chính thức vì vi phạm các quy định về ngân sách của khối.

Động thái này có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 nước này thực hiện các biện pháp khắc phục.

Thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết hội đồng đã thông qua các quyết định xác định thâm hụt ngân sách tại 7 quốc gia thành viên đã vượt mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), qua đó vi phạm các quy định tài chính của EU. Những nước này gồm Bỉ, Pháp, Italy, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia.

“Thủ tục về thâm hụt quá mức” khởi động quá trình buộc một quốc gia thành viên phải đàm phán với EU về kế hoạch điều chỉnh tình trạng nợ hoặc thâm hụt ngân sách về mức phù hợp với quy định của khối.

Tháng 9 tới, 7 quốc gia nêu trên sẽ phải đệ trình kế hoạch trung hạn liên quan đến biện pháp khắc phục vi phạm. Sau đó, tháng 11, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra đánh giá đối với các kế hoạch cùng thông tin chi tiết về lộ trình mà họ phải thực hiện để khôi phục tình hình tài chính lành mạnh.

Năm ngoái, những nước EU có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất khối lần lượt là Italy (7,4%), Hungary (6,7%), Romania (6,6%), Pháp (5,5%) và Ba Lan (5,1%).

Theo Ủy ban châu Âu, Chính phủ Romania chưa có hành động hiệu quả để giảm thâm hụt ngân sách, dù “thủ tục về thâm hụt quá mức” khởi động từ năm 2020, do đó ủy ban sẽ tiếp tục giám sát nước này.

Đây là lần đầu tiên Brussels khiển trách các quốc gia thành viên EU kể từ khi khối này đình chỉ thực hiện các quy định tài chính liên quan sau đại dịch COVID-19 cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột tại Ukraine gây ra.

Theo quy định, những nước không khắc phục được tình trạng thâm hụt ngân sách cao quá mức có thể lĩnh mức phạt tương đương 0,1% GDP/năm cho đến khi giải quyết được vấn đề. Nhưng thực tế, Ủy ban châu Âu chưa từng áp dụng án phạt này./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]