(Baothanhhoa.vn) - Ngày 18-3-2019, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền chủ trì Hội nghị đánh gỉá tình hình và bàn các biện pháp cấp bách để khống chế, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai các biện pháp cấp bách để khống chế, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 18-3-2019, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền chủ trì Hội nghị đánh gỉá tình hình và bàn các biện pháp cấp bách để khống chế, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Triển khai các biện pháp cấp bách để khống chế, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Ảnh minh họa.

Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo các sở, ngành và đon vị: Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Vãn phòng UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây từ động vật sang người, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Giao thông - Vận tải, Tài chính, Y tế; Công an tỉnh; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND 27 huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thú y và một số Doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn trên địa bàn.

Sau khi nghe báo cáo do Sở Nông nghiệp và PTNT trình bày trước hội nghị; ý kiến phát biểu của các đại biểu; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền có ý kiến kết luận như sau:

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra; bệnh có đặc điểm lây nhanh trên loài lợn, không gây nhiễm, lây bệnh cho người và các động vật khác, hiện chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc chữa nên lợn nhiễm bệnh bị có nguy cơ tử vong 100%; đồng thời, bệnh DTLCP khó xác định cụ thể các hình thức lây truyền nguồn bệnh nên các biện pháp khống chế và ngăn chặn bệnh DTLCP chưa triệt để, hiệu quả. Trên thế giới từ năm 2017 đã có hơn 20 quốc gia xuất hiện bệnh DTLCP, buộc phải tiêu hủy khoảng 1,09 triệu con; tại Việt Nam, từ ngày 1-2-2019 đến nay bệnh DTLCP đã xảy ra tại 18 tỉnh, thành phố vớỉ 245 xã, 58 huyện có lợn bị nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy gàn 30 nghìn con. Riêng tại Thanh Hóa, mặc dù cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP, bảo vệ đàn lợn của tỉnh và UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị chủ động triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP nhưng do nhiều nguyên nhân, bệnh DTLCP đã xuất hiện tại 28 hộ thuộc 17 thôn, 15 xã của 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa, thành phố Thanh Hóa, buộc phải tiêu hủy 1.230 con lợn và nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao và nghiêm trọng nếu các cấp chính quyền, người chăn nuôi không không quyết liệt trong thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khống chế.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình trên, để thực hiện triệt để, kiên quyết các biện pháp ngăn chặn và khống chế bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt các công việc sau:

1. Về nhận thức: Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và người chăn nuôi phải nhất quán quan điểm “Chống dịch như chống giặc" trong mọi điều kiện, dù gặp khó khăn phải tìm ra được biện pháp sáng tạo để huy động tối đa các lực lượng, thực hiện đồng bộ, kiên quyết các biện pháp nhằm khống chế, ngăn chặn DTLCP tiếp tục lây lan trên địa bàn tỉnh.

2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quà, quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp theo đúng chỉ đạo của Thù tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của UBND tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối họp với các đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch số 43/KH-ƯBND ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh về kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tình Thanh Hóa, đảm bảo phù họp với điếu kiện, diễn biến của thực tế.

3. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, cấp bách để khống chế, ngăn chặn DTLCP:

3.1 UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, kiểm tra, theo dõi, nắm chắc, nắm vững thông tin về số hộ, số lượng cá thể lợn hiện đang chăn nuôi trên từng địa bàn (trong đó phải theo dõi cụ thể tinh trạng sức khỏe, xác định lâm sàng, loại bệnh ngay khi lợn bị ốm, bỏ ăn ...) để có phương án, giải pháp cho từng đối tượng chăn nuôi, yêu cầu báo cáo hàng ngày.

3.2 Về thực hiện các biện pháp kỹ thuật cụ thể trong ngăn chặn và khống chế bệnh DTLCP:

a, Biện pháp an toàn sinh học cho người chăn nuôi, cho người quản lý:

+ Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các gia trại chăn nuôi: Lấy giải pháp kỹ thuật xừ lý an toàn sinh học là trọng tâm; xử lý triệt để môi trường, mua hóa chất, vôi bột, phương tiện, thiết bị để thực hiện tiêu độc khử trừng tiêu diệt mầm bệnh theo hướng làm từ hộ trăn nuôi trở ra (trọng tâm là rắc vôi bột để xử lý môi trường); kiểm soát chặt chẽ thức ăn chăn nuôi và hạn chế tối đa người, phương tiện ra - vào vùng dịch hay chuồng, trại, nhất là thương lái và phương tiện vận chuyển thu gom lợn; nghiêm cấm việc vứt xác lợn bị bệnh, nghi nhiễm bệnh ra ngoài môi trường... Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chi tiết trình tự, các bước công việc để người chăn nuôi áp dụng, thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học.

+ Đối với các Trang trại chăn nuôi lợn tập trung: Hạn chế tối đa việc kiểm tra, ra vào khu chăn nuôi. Các trang trại phải chủ động thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn nuôi của mình.

b, Biện pháp kỹ thuật trong tiếu hủy lợn nhiễm bệnh DTLCP

- Sở Nông nghiệp và PTNT chi đạo Chi cục Thú y để hướng dẫn, thực hiện quy trình lấy mẫu vật phẩm xét nghiệm, xác đinh bệnh DTLCP khi lợn ốm, chết; tổ chức tiêu hủy ngay đối với lợn đã xác định bị nhiễm bệnh DTLCP; đồng thời, xem xét, nghiên cứu cách ly, theo dõi lợn chưa bị nhiễm bệnh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, nhất là các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xử lý môi trường trong quá trình tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh DTLCP hoặc các loại bệnh nguy hiểm khác trên địa bàn các huyện, thành phố. Coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình tiêu hủy, đảm bảo nguồn gây bệnh không phát tán trở ra môi trường.

3.3 Công tác kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trên các tuyến giao thông.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động các Trạm, Chốt kiểm dịch động vật tạm thời liên ngành cấp tỉnh đã được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 45, đường Hồ Chí Minh. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Chốt kiểm dịch động vật tạm thời liên ngành trên Quốc lộ 15; đồng thời, rà soát các chốt kiểm dịch động vật tạm thời do các huyện thành lập trên các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn các huyện để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật ở các cừa ngõ lưu thông ra - vào địa bàn nhằm tránh tình trạng trùng lặp, ảnh hưởng đến việc lưu thông, tiêu thụ vật nuôi trên địa bàn tỉnh

- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn đầy đủ, chi tiết UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Trạm, Tổ chốt Kiểm dịch động vật tạm thời về trình tự, thủ tục, hồ sơ, biển báo dừng phương tiện khi kiểm soát dịch bệnh trong khâu lưu thông tại các đầu mối giao thông ra vào địa bàn tỉnh, ra vào địa bàn huyện, thị xã, thành phố; trọng tâm là: (1). Chủng loại, thành phần hồ sơ chứng minh nguồn gốc lợn; (2), Kiểm tra dấu hiệu, nhận dạng lâm sàng đàn lợn trên xe; (3). Thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng phương tiện, lợn được vận chuyển. Nghiêm cấm việc lợi dụng để trục lợi hoặc cản trở việc lưu thông, tiêu thụ lợn không bị dịch bệnh khi qua các trạm, chốt. Đồng thời, khẩn trương báo cáo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn việc giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ lợn không bị nhiễm bệnh tại các địa phương đang trong thời gian công bố dịch (nhất là các trang trại nuôi lợn tập trung, số lượng lớn) nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.

3.4 Về ngân sách chi phục vụ chống dịch

- Kinh phí phục vụ phòng, chống bệnh DTLCP thực hiện ở cấp nào thì ngân sách cấp đó đảm bảo; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí kinh phí và nhân lực để thực hiện quyết liệt các biện pháp cấp bách ngăn chặn và khống chế bệnh DTLCP (tổ chức xừ lý ổ dịch, tiêu hủy lợn mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, hỗ trợ nhân công tại các trạm, chốt kiểm soát dịch bệnh) theo đúng quy định. Trong trường hợp vượt quá khả năng cân đối của nguồn ngân sách dự phòng của cấp huyện, yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Đối với định mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy: Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan, căn cứ Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 7-3-2019, Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9-1-2017 của Chính phủ và tình hình thực tế tại địa phương để tham mưu cho ƯBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh xem xét, chấp thuận, quyết định mức hỗ trợ phù hợp; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 29-3-2019.

3.5 Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xác định cụ thể số lượng, trọng lượng lợn không bị bệnh dịch, đủ tiêu chuẩn xuất chuồng trên địa bàn tỉnh để tổ chức kêu gọi, xúc tiến tiêu thụ lợn, giảm gánh nặng cho người chăn nuôi.

3.6 Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hướng dẫn, thực hiện công tác quản lý, kiểm soát thức ăn trong chăn nuôi; hướng dẫn duy trì phát triển chăn nuôi lợn, tái đàn sau dịch bệnh và tham mưu cho UBND tỉnh có các giải pháp căn cơ, lâu dài về chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

3.7 Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát sóng, kịp thời đưa tin tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP; kịp thời định hướng dư luận, bảo đảm người dân, người tiêu dùng hiểu rõ, hiểu đúng, trấn an và không gây hoang mang trong xã hội, góp phần nhận thức đúng để thúc đẩy, tăng tiêu thụ thịt lợn, không quay lưng với sản phẩm thịt lợn.

3.8 Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện: Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa chỉ đạo, lập hệ thống lưới chắn, thu gom rác, xác động vật tại các điểm giáp ranh giữa các huyện để vớt, xừ lý rác, xác động vật bị thả trôi, xử lý theo quy định nhằm ngăn chặn phát tán, lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

4. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa chi đạo Ngân hàng nông nghiệp và PTNT chi nhánh Thanh Hóa, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa và các tổ chức tín dụng trên địa bàn xem xét các khoản vay, cho vay để các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn và có giải pháp tín dụng phù hợp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.

5. Yêu cầu Chù tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy để quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]