(Baothanhhoa.vn) - Chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm chức năng (TPCN) đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt với người dân ở các đô thị. Nắm bắt được tâm lý trên, vài năm trở lại đây, tình trạng bán TPCN online trên mạng xã hội với những lời quảng cáo “có cánh”, thổi phồng công dụng sản phẩm ngày càng nhiều. Chỉ cần vài phút click chuột, bạn có thể rơi vào “ma trận” TPCN, với giá cả bất thường, loại siêu rẻ, loại thì... “trên trời”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực phẩm chức năng online: “Ma trận” về giá cả và chất lượng

Chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm chức năng (TPCN) đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt với người dân ở các đô thị. Nắm bắt được tâm lý trên, vài năm trở lại đây, tình trạng bán TPCN online trên mạng xã hội với những lời quảng cáo “có cánh”, thổi phồng công dụng sản phẩm ngày càng nhiều. Chỉ cần vài phút click chuột, bạn có thể rơi vào “ma trận” TPCN, với giá cả bất thường, loại siêu rẻ, loại thì... “trên trời”.

Thực phẩm chức năng online: “Ma trận” về giá cả và chất lượng

Chỉ cần vài phút click chuột, bạn có thể rơi vào “mê hồn trận” thực phẩm chức năng với đủ các sản phẩm.

“Ma trận” về giá cả và chất lượng

Đánh vào tâm lý người tiêu dùng, các loại TPCN như: Tăng cường sinh lực phái mạnh, chống lão hóa, làm đẹp da cho chị em được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, người mua như rơi vào “mê hồn trận” về giá cả, chủng loại. Chẳng hạn, cùng loại sản phẩm tăng cường sinh lực của Mỹ nhưng có trang mạng rao giá 650.000 đồng/lọ, có trang rao 1 triệu đồng/lọ. Bạn chỉ cần gõ từ “Tảo xoắn của Nhật”, google cho ra hàng trăm kết quả nhưng chỉ 5 hình ảnh đầu tiên đã có tới 5 mức giá khác nhau dao động từ 300.000 - 600.000 đồng/hộp. Tại một số trang facebook khác, giá của sản phẩm này lên tới 1,2 triệu đồng/hộp. Với sản phẩm tinh chất mầm đậu nành của Mỹ, có nơi rao bán 300.000 đồng/lọ nhưng có nơi bán 450.000 đồng/lọ. Omega 3-6-9 của Đức giá từ 225.000 - 400.000 đồng/hộp...

Chị N.T.H. - quê ở Hoằng Hóa tâm sự, thời gian qua chị có đặt mua trà thải độc qua mạng với giá 500.000 đồng/hộp - mà theo người bán, được nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Sau khi tìm hiểu nhiều hơn về các mặt hàng này qua mạng, chị H. phát hiện, cùng mặt hàng mà chị đã mua, ở quảng cáo của những nhà cung cấp khác nhau lại có xuất xứ khác nhau và đương nhiên, giá cả cũng khác nhau. Giải thích về mức giá khác nhau, nơi bán giá cao cho rằng sản phẩm của họ mới là hàng “xịn”, còn nơi bán giá thấp thì cho biết nhập được nguồn rẻ, hoặc khuyến mãi...

Tương tự như vậy, chị T.T.L., ở TP Thanh Hóa cho biết, chị nghe nói về một loại tảo tăng chiều cao của Nhật có khả năng giúp trẻ tăng từ 3 - 8cm/tháng. Trên facebook, chị tìm ra một trang chuyên hàng xách tay từ các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... có bán mặt hàng này giá 750.000 đồng/hộp. Thế nhưng, ở nhiều trang mạng khác, chị lại vô cùng hoang mang khi thấy giá của mỗi nơi một khác, có nơi bán chênh lệch đến tiền triệu. Sản phẩm nào người bán cũng cam kết hàng chính hãng, do người nhà chuyển từ nước ngoài về bằng đường “xách tay”. Càng bối rối hơn khi chị đọc công dụng của các sản phẩm này, có loại cam kết tăng thêm 3 - 5cm, có loại mạnh hơn cam kết tăng chiều cao từ 5 - 10cm.

Bán hàng online chưa bao giờ dễ dàng đến vậy, khi các trang web bán hàng, tất cả đều chỉ có tên miền là .com hoặc .live..., tức là những tên miền mà cá nhân nào đăng ký cũng được. Truy cập vào một website có tên “songvuikhoe.vn”, phóng viên đặt mua sản phẩm KichmenPlus, giá 790.000 đồng, quảng cáo được cải tiến ưu việt hơn, với những thảo dược cực kỳ cao cấp và có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ tăng cường sinh lý nam. Chỉ 30 phút sau, một nhân viên của cửa hàng đã gọi điện tư vấn thêm các sản phẩm khác và “chốt” địa chỉ giao hàng cho chúng tôi. Điểm chung của các trang web này là tìm mỏi mắt các mục liên hệ, hay giới thiệu về người bán đều không thấy bất cứ một thông tin nào về địa chỉ hay cơ sở sản xuất, phân phối, nhập khẩu... Khi mua hàng, người mua chỉ cần điền tên, địa chỉ nhận hàng vào đơn hàng điện tử, sau đó sẽ có người xưng là của công ty đến giao sản phẩm tại nhà. Hỏi kỹ mới biết, đây chỉ là các shipper - người được thuê giao hàng.

Khó quản lý, kiểm soát

TPCN hiện được đánh giá là một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam và số sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường tăng nhanh theo từng năm. Nếu như cách đây hơn 10 năm, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN, thì đến nay, cả nước đã có trên 4.000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu TPCN. Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN thêm khó khăn. Nhiều vụ phát hiện và thu giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi, có đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng. Đặc biệt, việc mua bán TPCN trên thị trường tự do, nhất là kinh doanh online hiện nay khá rầm rộ và dễ dãi như mua “mớ rau, con cá”. Bởi, ai cũng có thể tư vấn cách sử dụng dù không có chuyên môn. Nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng qua kênh này rất cao, vì cơ quan chức năng khó truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng. Đặc biệt, để qua mắt các cơ quan chức năng, người mua, người bán lên đơn hàng với nhau qua facebook, zalo, messenger hoặc điện thoại và giao hàng qua đặt hàng online, bưu điện hoặc thuê người vận chuyển”. Với hình thức này, cá nhân hoặc tổ chức bán hàng không công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa, họ thường giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cộng đồng bởi không tránh khỏi tình trạng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng nhái... đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Nguy hiểm hơn, tình trạng giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng sự thật về các mặt hàng TPCN đang khá phổ biến. Tình trạng kinh doanh TPCN “xách tay” chưa được kiểm soát đang là kẽ hở cho những đối tượng buôn bán thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước lại trở nên rất khó khăn.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế, tâm lý ham rẻ lại “sính” hàng thương hiệu nên dễ “sập bẫy” trước những chiêu quảng cáo thổi phồng sự thật. Vì lợi nhuận nên những người bán hàng bất chấp mọi thủ đoạn để lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng còn yếu và thiếu, nghiệp vụ hạn chế hoặc xử lý không triệt để. Thiết nghĩ, TPCN ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, nên quy định bắt buộc cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mới được hoạt động. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có quy định cụ thể để siết chặt hoạt động kinh doanh TPCN qua mạng xã hội. Lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Từ đó, xử lý và công khai các cơ sở vi phạm lên website của các ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại địa phương để phòng ngừa các vi phạm trong lĩnh vực này. Hiện nay, thói quen của người tiêu dùng khi sử dụng TPCN chủ yếu qua mách bảo của người quen, người bán hàng. Người tiêu dùng cần sớm thay đổi thói quen không tốt này. Đó là nên mua TPCN theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chọn mua tại các cơ sở uy tín. Đồng thời, khi sử dụng, người tiêu dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]