(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, người dân ở xã Yên Thắng (Lang Chánh) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng vầu đắng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Thoát nghèo từ trồng cây bản địa

Những năm gần đây, người dân ở xã Yên Thắng (Lang Chánh) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng vầu đắng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Thoát nghèo từ trồng cây bản địa

Người dân xã Yên Thắng chăm sóc rừng vầu.

Gia đình bà Lò Thị Ngăm ở xã Yên Thắng hiện trồng 2 ha vầu, trong đó, có 1,2 ha tuổi đời gần 5 năm. Bà Ngăm cho biết, trước đây, diện tích này được trồng cây luồng và các loại cây lâm nghiệp khác, nhưng thu nhập mang lại cho gia đình rất thấp. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vầu đắng, gia đình bà quyết định phá bỏ một số diện tích cây lâm nghiệp kém hiệu quả, chuyển sang trồng cây vầu.

Được Nhà nước hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăm sóc, mặt khác, cây vầu là loài cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, khi được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật đã từng bước mang lại hiệu quả. Đến nay, diện tích vầu của gia đình bà đang bắt đầu cho thu hoạch.

“Ở vùng đất này, không có cây gì phù hợp hơn cây vầu. Sau 4 năm, cây vầu bắt đầu cho thu hoạch, giá trị mang lại từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm, cây vầu có chu kỳ lưu gốc trên 60 năm”, bà Ngăm cho biết.

Cũng như gia đình bà Ngăm, năm 2017, gia đình bà Lò Thị Mai ở bản Ngàm Pốc chuyển đổi gần 3 ha luồng kém hiệu quả sang trồng vầu. Giống vầu được gia đình bà Mai tự tay ươm từ những cây vầu trên cánh rừng của xã. Cùng với kinh nghiệm của người dân bản địa, cộng thêm kỹ thuật trồng và chăm sóc do cán bộ địa phương hướng dẫn, cây vầu phát triển khá nhanh. Chỉ sau 3 năm, gia đình bà Mai đã có thể chặt tỉa, bán ra thị trường với số tiền khoảng 10 triệu đồng/ha mỗi năm.

Bà Lò Thị Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, cho biết: Yên Thắng là một xã biên giới của huyện Lang Chánh, với đa phần là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Một thời gian dài, chính quyền luôn trăn trở tìm hướng thoát nghèo cho người dân. Xã đã cử cán bộ nông nghiệp đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, tìm hiểu các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với đồng đất, tập quán canh tác của đồng bào.

Năm 2015, nhận thấy tính khả thi kinh tế từ cây vầu đắng, thông qua các nguồn vốn từ Chương trình 30a, 135, chương trình giảm nghèo, xã đưa vào trồng thử nghiệm 45 ha cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Vầu là loài cây bản địa gắn bó với người dân địa phương từ lâu, tuy nhiên, do một thời gian dài người dân chỉ biết khai thác mà không chú trọng chăm sóc, nên cây vầu bị suy thoái. Sau thời gian trồng thử nghiệm, nhờ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nên cây vầu phát triển nhanh, tỷ lệ sống đạt cao lại không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể thu nhập quanh năm.

Lợi nhuận từ cây vầu đem lại cao hơn 2 - 3 lần so với các loại cây trồng khác. Vào kỳ thu hoạch cao điểm, 1 ha vầu có thể thu về trên 30 tấn. Với giá bán như hiện nay (1,6 - 2 triệu đồng/tấn), người trồng vầu có thể thu về gần 60 triệu đồng/ha/năm.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vầu mang lại, hiện nay, cùng với trên 300 ha vầu tự nhiên, người dân xã Yên Thắng đã mở rộng thêm 60 ha. Trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động Nhân dân mở rộng diện tích trồng vầu, đồng thời, đấu mối với các doanh nghiệp chế biến lâm sản trong và ngoài tỉnh để thu mua sản phẩm vầu cho người dân.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]