Tết Nguyên tiêu - một lòng thành kính nhớ về tổ tiên
Hôm nay ra chợ sớm mua đồ chuẩn bị làm cơm cúng Tết Nguyên tiêu, thấy ai cũng túi này túi kia nhiều như sắm Tết. Các cụ đã dạy “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, bao nhiêu phước lộc, ân đức, con cháu thành tâm gói ghém, dâng lên bàn thờ gia tiên vào ngày này. Chả thế mà nhiều người con xa xứ mỗi khi được trở về ăn Tết, cứ nấn ná, ăn hết rằm rồi mới đi...
Người dân ra chợ sắm đồ chuẩn bị cho mâm lễ Rằm tháng Giêng từ ngày 14 âm lịch.
Tự hào với nền văn minh lúa nước, là cội nguồn, cơ sở dựng nước, giữ nước của ông cha ta, người dân lấy Tết Nguyên tiêu làm ngày bắt đầu công việc của vụ chiêm. Truyền thuyết kể rằng, sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới, từ lâu đã mang ý nghĩa đoàn tụ, đoàn viên cùng gia đình, người thân. Trong dân gian Việt Nam, phần nhiều gia đình giữ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì Rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Còn theo truyền thống Phật giáo thì ngày Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa rất lớn, là thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Nhiều người tin rằng đây là đêm đức Phật giáng lâm nên Rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Theo một góc nhìn khác, TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn cho biết thêm, xã hội ngày nay lưu truyền nhiều ý nghĩa, nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo ông, câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Hoa là được truyền tai nhiều nhất. Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Thượng nguyên để phân biệt với Tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).
Hoa tươi là một trong những mặt hàng được bày bán nhiều dịp này.
Các loại hoa được bày bán đa dạng...
...tuy nhiên, hoa hồng và hoa cúc vẫn được người dân lựa chọn nhiều nhất.
Ngày này, người dân chọn lựa kỹ càng những loại hoa quả đẹp và ngon nhất để bày biện cho mâm cúng Rằm đầu tiên trong năm.
Trầu cau cũng là một trong những đồ lễ thường thấy trong mâm lễ dâng tổ tiên.
Người dân đi chợ chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Dù cho Tết Nguyên tiêu thực có nguồn gốc như thế nào, thì người dân Việt Nam vẫn nhớ đến và làm một mâm cỗ cúng, bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với ông bà, tổ tiên. Thành phố những ngày đầu năm, mưa phùn lất phất, một bông hoa nhỏ cũng trở nên rất tình, một mâm cỗ cúng trọn vẹn, đoàn viên cũng đủ làm lòng người viên mãn...
Hoàng Sơn
{name} - {time}
- 2023-03-24 16:15:00
Hội thảo công tác xã hội trong bệnh viện chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển
- 2023-03-24 15:47:00
Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy tại các trường học
- 2023-02-04 09:22:00
Hội viên phụ nữ và thanh niên tham gia trồng cây tại quảng trường Hàm Rồng
Nữ sinh người dân tộc Dao tình nguyện lên đường nhập ngũ
Hiệu quả từ dự án cải thiện vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ
Những cánh thư tay đong đầy tình cảm gửi tân binh lên đường nhập ngũ
Học sinh Thanh Hóa háo hức đón chờ sân chơi tiếng Anh quốc tế TOEFL Challenge 2022-2023
Quảng Xương: Sôi nổi các hoạt động thăm, tặng quà các tân binh nhập ngũ năm 2023
Rằm tháng Giêng
Thị xã Bỉm Sơn thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội
Lan tỏa ý nghĩa nhân văn từ chương trình nhân đạo
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn gặp mặt các tân binh trước khi lên đường nhập ngũ