(Baothanhhoa.vn) - Năm 2013, chúng tôi đến Trường THCS Trung Lý (Mường Lát) để gặp Ly Ly Pó - chàng trai trẻ người Mông với cái tên ngắn gọn Pó Ly, là giáo viên dạy tiếng Anh để viết bài về tấm gương người thầy dân tộc thiểu số tiêu biểu, đã gắn bó và có nhiều đóng góp cho giáo dục địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người thầy giáo đam mê, gìn giữ tiếng sáo Mông

Người thầy giáo đam mê, gìn giữ tiếng sáo Mông

Tiết mục thổi sáo Mông của thầy giáo Ly Ly Pó luôn là nội dung đặc sắc trong nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013, chúng tôi đến Trường THCS Trung Lý (Mường Lát) để gặp Ly Ly Pó - chàng trai trẻ người Mông với cái tên ngắn gọn Pó Ly, là giáo viên dạy tiếng Anh để viết bài về tấm gương người thầy dân tộc thiểu số tiêu biểu, đã gắn bó và có nhiều đóng góp cho giáo dục địa phương.

6 năm sau, chúng tôi mới có dịp gặp lại anh. Già dặn, rắn rỏi hơn, Pó Ly vẫn miệt mài với sự nghiệp “gieo chữ” tại ngôi trường mà anh đã gắn bó, nhưng nay anh lại có thêm cái mới để khoe với chúng tôi đó chính là tiếng sáo Mông. Không chỉ dành đam mê đặc biệt, Pó Ly mong muốn tiếp tục gìn giữ, truyền đạt tiếng sáo, cũng như âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông vùng cao phía Tây xứ Thanh ngày càng rộng rãi hơn.

Thầy giáo Pó Ly sinh năm 1985 là người dân tộc Mông, sinh ra ở bản Hua Pù, xã Pù Nhi (Mường Lát). Nơi Pó Ly sinh sa là một trong những bản khó khăn nhất của xã Pù Nhi bởi đường xá xa xôi, con đường vào với bản chỉ toàn dốc cao dựng đứng. Bản ở tách biệt với trung tâm nên giao thương, mua bán rất khó khăn. Trước đây cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông bản Hua Pù chủ yếu là tự cung tự cấp, mưu sinh của người dân nơi đây không có cách nào khác ngoài phát nương làm rẫy, biết bao thế hệ từ đời này qua đời khác cứ thế luẩn quẩn trong cái nghèo không lối thoát. Những đứa trẻ cùng thời với Pó Ly sinh ra ở bản Hua Pù cũng chẳng mấy ai được đi học để biết đến con chữ, chỉ ngày ngày theo chân bố mẹ lên nương rẫy hết mùa này đến mùa khác, giỏi lắm thì cũng chỉ buổi sáng đến điểm trường làng đánh vần O, A rồi buổi chiều lại lên nương phụ bố mẹ tỉa ngô, tỉa lúa. Chưa kể đến việc những “đứa trẻ” ấy đang tuổi thiếu niên đã vội lấy vợ lấy chồng, rồi sinh nhiều, đẻ dày, cuộc sống cứ thế lặp lại lối mòn của ông bà, cha mẹ bao đời nay. Nhưng cậu bé Pó Ly ngày đó may mắn hơn chúng bạn, vì có bố mẹ thấu hiểu được cái gian nan trong đời sống của người dân nơi đây nên đã tạo điều kiện cho con theo học đến nơi đến chốn. Lên bậc THCS, mặc dù phải đi buổi xuống học ở trung tâm xã Pù Nhi cách nhà hơn 3 km, nhưng bằng sự động viên của bố mẹ và sự quyết tâm cao “Phải học để thay đổi cuộc đời”, hàng ngày, Pó Ly đã không ngại đường xa, đội nắng mưa, dầm sương gió cắp sách đến trường học chữ.

Năm 2001, Pó Ly xuống học Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Tại đây, Pó Ly ý thức được rằng phải học thật tốt để đi học đại học và luôn mơ ước trở thành thầy giáo để đem cái chữ về cho bản làng. Pó Ly không chỉ học tốt, liên tục được nhận giấy khen của nhà trường mà còn được cộng tác, đảm nhiệm vai trò biên dịch viên, phát thanh viên cho Chương trình tiếng Mông của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh. Không những học tốt, Pó Ly còn là hạt nhân tiêu biểu trong phong trào văn hóa – văn nghệ của nhà trường. Những năm tháng học tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh chính là lúc để Pó Ly hiện thực hóa đam mê bằng cách giới thiệu những làn điệu âm nhạc rất đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông từ cây sáo do chính tay mình tạo ra. Đây là một loại nhạc cụ truyền thống có thanh âm trầm bổng, da diết, không thể thiếu tại các lễ hội, những phiên chợ tình Nhi Sơn của đồng bào dân tộc Mông và cũng là vật để những đôi trai gái có dịp được giao duyên, kết bạn trăm năm.

Từ tình yêu đó, trong trang phục truyền thống của dân tộc Mông, tiếng sáo của Pó Ly đã trở thành tiết mục đặc sắc trong các chương trình văn nghệ, sự kiện lớn của Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Ngay cả khi trở thành sinh viên Cao đẳng sư phạm tiếng Anh - khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức, Pó Ly vẫn tiếp tục đem đến những tiết mục thổi sáo, múa hát trong tiếng sáo Mông tới các bạn sinh viên ở trường. Nhiều lần, tiếng sáo Mông của Pó Ly còn được chọn để đi giao lưu với các trường khác, với các bạn sinh viên trong nước và sinh viên Lào. Sau khi tốt nghiệp, vì tình yêu quê hương cũng như khát vọng đem con chữ về với bản làng, với những đứa trẻ vùng cao, nên thầy giáo Pó Ly đã trở về bắt đầu hành trình “gieo chữ” tại Trường THCS Trung Lý, nay là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát. Ngoài việc là một thầy giáo gương mẫu, sáng tạo trong dạy học và yêu thương học trò thì thầy giáo Pó Ly còn là một người tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể của trường, của huyện đạt nhiều giải cao, như: Giải A Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII – 2018; giải nhì tại hội diễn văn nghệ chương trình tập huấn toàn quốc về giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh dân tộc thiểu số các trường bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Thầy giáo Pó Ly tâm sự: Việc gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của tiếng sáo Mông là vô cùng quan trọng nhất là đối với thế hệ trẻ của đồng bào dân tộc Mông hiện nay. Vừa là đam mê, vừa là để truyền bá, gìn giữ, vì vậy ngoài giờ học tôi cũng đã cố gắng truyền đạt cho các em học sinh của mình những kỹ thuật thổi sáo, sưu tập và dạy các em các làn điệu âm nhạc của dân tộc mình thông qua tiếng sáo. Từ đó, tôi cùng với nhà trường xây dựng những tiết mục văn nghệ đặc sắc, trình diễn vào lễ khai giảng, dịp 20-11 và đóng góp cho các chương trình, hội diễn văn nghệ tại địa phương, cũng như tham gia ở cấp tỉnh, Trung ương khi cần thiết.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]