(Baothanhhoa.vn) - Ngày 5-6, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Ngày 5-6, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Các đồng chí: Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đồng chủ trì.

Tại hội thảo, đa số ý kiến tham luận của các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Đồng thời, đưa ra một số đề xuất về việc đồng bộ hệ thống pháp luật trong nước tương thích với chuẩn mực quốc tế về bảo vệ người lao động di trú, các thỏa thuận hợp tác lao động với các quốc gia; đề xuất tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật theo hướng phân cấp và quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành và địa phương để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam tại nước ngoài và người lao động sau khi về nước. Trong đó, cần thiết phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ thông tin thị trường lao động vừa tìm kiếm việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước, vừa tạo nguồn lao động có chất lượng cho các đơn vị sử dụng lao động trong nước.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam phát biểu, đóng góp ý kiến tại hội thảo.

Các ý kiến tham luận tại hội thảo cũng đề nghị ban soạn thảo dự thảo luật cần quy định rõ hơn quyền hạn của UBND các cấp trong việc kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương trong việc bồi dưỡng kiến thức cho người lao động. Các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đưa ra một số đề xuất liên quan đến việc gia hạn giấy phép, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động và các quy định liên quan đến phí dịch vụ, phí môi giới.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Đồng chí Bùi Sỹ Lợi phát biểu kết luận tại hội thảo.

Kết luận hội thảo, đồng chí Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định: Việc sửa đổi luật Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là cần thiết, nhằm bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài tốt hơn, bảo đảm phù hợp quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề việc làm ngoài nước đối với công dân Việt Nam, phù hợp với xu thế dịch chuyển lao động quốc tế; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật. Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nêu ra một số vấn đề về phạm vi, đối tượng áp dụng của dự thảo luật để các địa phương, đơn vị tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và người lao động - 2 nhóm đối tượng chính mà dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) hướng đến. Đồng chí đưa ra một số vấn đề mong các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, tham gia góp ý, như: Cấp phép cho doanh nghiệp, hợp đồng cung ứng lao động, vốn pháp định, việc ký quỹ; vấn đề bảo lãnh, thế chấp; danh mục công việc và khu vực người lao động không được đi làm; về vai trò, trách nhiệm của các ngành, địa phương…

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Anh Phạm Công Phi, người lao động chuẩn bị đi làm việc tại thị trường Đài Loan cho rằng luật cần có cơ chế bảo vệ quyền lợi người lao động.

Các ý kiến đóng góp của đại biểu tại hội thảo lần này sẽ được Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hôi ghi nhận, tiếp thu, tổng hợp, trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]