(Baothanhhoa.vn) - Giai đoạn 2015–2020, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách quan trọng có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh. Trong đó có những cơ chế, chính sách đang phát huy hiệu quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội, nhưng sẽ hết hiệu lực từ ngày 31-12-2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kéo dài hiệu lực một số Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển đến tháng 12-2021

Giai đoạn 2015–2020, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách quan trọng có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh. Trong đó có những cơ chế, chính sách đang phát huy hiệu quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội, nhưng sẽ hết hiệu lực từ ngày 31-12-2020.

Kéo dài hiệu lực một số Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển đến tháng 12-2021Chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội khóa XIV về kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017–2020, thì việc kéo dài thời gian thực hiện một số chính sách đến hết năm 2021 là hết sức cần thiết. Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII vừa được tổ chức đầu tháng 12-2020, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết về việc kéo dài hiệu lực một số Nghị quyết của HĐND tỉnh. Theo đó có 10 nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách có tác động quan trọng đến đời sống xã hội và sự phát triển của tỉnh sẽ được kéo dài thời gian thực hiện đến ngày 31-12-2021.

Trong số các nghị quyết mới được thông qua, đáng chú ý, có 3 nghị quyết về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đó là: Nghị quyết số 150/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016–2020. Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020.

Giai đoạn 2016–2020, cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn đi vào cuộc sống đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc đầu tư cho giao thông nông thôn, huy động được nguồn lực đối ứng từ Nhân dân để đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông, tạo nên diện mạo mới ở các vùng quê, góp phần vào việc hoàn thành tiêu chí số 2 trong bộ tiêu chí về mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Theo bà Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, bà con nông dân rất mong mỏi các cơ chế, chính sách này được kéo dài thời gian thực hiện, bởi ở nhiều địa phương khu vực nông thôn, nhất là khu vực miền núi, đời sống, sinh hoạt của bà con và hạ tầng kinh tế - xã hội còn rất khó khăn. Nguồn lực từ các cơ chế, chính sách này sẽ hỗ trợ và tạo thêm động lực cho bà con, cho các địa phương nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Trong thực tiễn, sau khi các Nghị quyết số 151, Nghị quyết số 152 của HĐND tỉnh được ban hành, triển khai, đã được các địa phương, các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp ủng hộ. Chính sách đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giảm chi phí và áp lực lao động thủ công. Các chính sách đã tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển với quy mô lớn, công nghệ cao cả về trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời giúp các nhà đầu tư tập trung vốn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư. Từ thực hiện chính sách, đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống mới, liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tăng hiệu quả kinh tế. Mặt khác, chính sách khuyến khích được các công ty mía đường đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm nuôi cấy mô hiện đại, tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi giữ giống gốc có thêm nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng, xử lý môi trường. Do vậy việc kéo dài hiệu lực các chính sách này đến hết năm 2021 là nhằm đảm bảo tính ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 được dự báo vẫn đang diễn biến phức tạp.

Ông Lê Văn Tuấn, Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc cho biết, để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, thời gian qua, ngoài các chính sách khuyến khích của tỉnh, huyện cũng đã ban hành thêm chính sách khuyến khích của huyện, nhất là đối với các mô hình sản xuất của hộ nông dân ứng dụng thành công kỹ thuật mới, tạo ra cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chuyển giao mô hình, nhân thành diện rộng để bà con trong vùng áp dụng, nâng cao giá trị kinh tế. Do vậy, việc kéo dài thời gian thực hiện các cơ chế, chính sách về cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ tạo thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển của các địa phương.

Ngoài các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, HĐND tỉnh đã quyết nghị kéo dài thời hiệu thực hiện Nghị quyết số 153/2015/NQ- HĐND ngày 11-12-2015 về chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng. Việc sử dụng hình thức hỏa táng là việc làm rất có ý nghĩa đối với đời sống xã hội hiện nay. Sau khi chính sách được ban hành, trong 5 năm qua đã được người dân đồng thuận và dần thích nghi. Do vậy, để tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, việc tiếp tục thực hiện chính sách là cần thiết và phù hợp.

HĐND tỉnh cũng đã quyết nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 124/2015/NQ-HĐND ngày 17-7-2015 về việc ban hành chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016–2020; Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 8-12-2016 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương, giai đoạn 2017–2020 (đối với khoản thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Nghi Sơn áp dụng theo tỷ lệ điều tiết tại điểm 8.2 phụ lục kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND); Nghị quyết số 25/2016/NQ–HĐND ngày 8-12-2016 về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và ổn định đến năm 2020; Nghị quyết số 78/2017/NQ-HĐND ngày 7-1-2018 về việc bổ sung tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền chậm nộp giữa các cấp ngân sách địa phương, giai đoạn 2017–2020; Nghị quyết số 126/2018/NQ-HĐND ngày 13-12-2018 ban hành tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giữa các cấp ngân sách địa phương, giai đoạn 2018–2020; Nghị quyết số 128/2018/NQ-HĐND ngày 13-12-2018 của HĐND tỉnh về thông qua giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018–2020 trên địa bàn tỉnh.

Việc kéo dài thời hiệu các nghị quyết trên được kỳ vọng sẽ giúp các địa phương, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tạo sự ổn định, giữ vững đà tăng trưởng kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Bài và ảnh: Việt Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]