(Baothanhhoa.vn) - Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, thu hồi và luân chuyển vốn đã làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở huyện Bá Thước được cải thiện đáng kể; ý thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tầng lớp nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng trong phong trào thi đua lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo của các hộ gia đình ngày càng được nâng lên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình giảm nghèo ở huyện Bá Thước

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, thu hồi và luân chuyển vốn đã làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở huyện Bá Thước được cải thiện đáng kể; ý thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tầng lớp nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng trong phong trào thi đua lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo của các hộ gia đình ngày càng được nâng lên.

Hiệu quả mô hình giảm nghèo ở huyện Bá Thước

Dự án chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở xã Cổ Lũng thoát nghèo bền vững.

Cổ Lũng là xã có thế mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là sản phẩm đặc sản vịt Cổ Lũng. Được thụ hưởng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, tháng 6-2019 xã có 29 hộ nghèo và 40 hộ cận nghèo của 2 thôn tham gia dự án chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm. Theo đó, các hộ được tập huấn kỹ thuật, được cung ứng giống, thức ăn, vắc-xin phòng bệnh và được cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc nên sau 6 tháng thực hiện dự án, đàn vịt phát triển khỏe mạnh, đạt khoảng 1kg/con. Đến nay không những tất cả các hộ tham gia dự án đều tái đàn mà xã còn nhân rộng mô hình từ 2 thôn lên 6 thôn với gần 150 hộ tham gia.

Ông Bùi Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, cho biết: Khi chưa có mô hình, các hộ nghèo, cận nghèo đa phần thiếu kiến thức, thiếu vốn để phát triển chăn nuôi. Sau khi mô hình được triển khai, thông qua tập huấn giúp các hộ biết chăm sóc vịt tốt hơn. Việc góp vốn đối ứng để mua con giống giúp các hộ có trách nhiệm cao hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ tài sản vật nuôi. Mô hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm đã và đang được nhân rộng góp phần hiệu quả vào công cuộc giảm nghèo ở địa phương. Xã cũng đang hoàn tất thủ tục để thành lập HTX chăn nuôi vịt Cổ Lũng. Hiện xã có 7 hộ nuôi giống vịt bản địa Cổ Lũng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con, các hộ sẽ tiếp tục được tập huấn để áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tháng 3-2019, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với nguồn vốn được phân bổ 300 triệu đồng và vốn đối ứng của nhân dân 70 triệu đồng, xã Ái Thượng đã thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý; giao cho các thôn bình xét công khai, dân chủ và chọn 15 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo tham gia. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 1 con bê cái giống sinh sản trị giá từ 8 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra các hộ còn được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh cho bò, hỗ trợ kinh phí mua thức ăn, thuốc thú y... Để bảo đảm yêu cầu cả về trọng lượng và chất lượng, xã thực hiện giám sát việc mua bê của từng hộ. Sau gần 1 năm thực hiện dự án, có 10 con bò đã được phối giống và 5 con đẻ. Đây không chỉ là tài sản mà còn là tư liệu sản xuất để các hộ vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Tính đến cuối năm 2019 đã có 24/30 hộ tham gia tự nguyện thoát nghèo.

Trong giai đoạn 2016–2019, huyện Bá Thước đã thực hiện được 10 mô hình giảm nghèo nhanh và bền vững. Ông Lê Phú Hiền, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bá Thước cho biết: Do được hỗ trợ vốn đầu tư, được trang bị kiến thức lại chủ động sản xuất trên chính nguồn tài sản của mình nên các hộ rất phấn khởi, cố gắng lao động sản xuất. Đồng thời phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, trách nhiệm của người dân trong quá trình thực hiện. Các mô hình được thực hiện giúp hàng trăm hộ nghèo được hưởng lợi tăng nguồn thu nhập, nâng cao kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường, làm thay đổi tập quán sản xuất, phát triển theo hướng đa cây, đa con nên được sự đồng thuận cao của người dân.

Tuy nhiên, do đặc thù dự án được thực hiện ở các xã 135, có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện các hộ nghèo, cận nghèo còn khó khăn, đất sản xuất nông nghiệp ít, trình độ dân trí thấp, thói quen canh tác cũ, chưa có ý thức tích lũy nên việc nhân rộng mô hình còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy để tiếp tục thực hiện hiệu quả dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền để người nghèo nhận thức rõ vai trò chủ thể trong dự án, tạo sự chuyển biến làm thay đổi căn bản tính trông chờ, ỷ lại của người dân, khơi dậy ý chí quyết tâm tự giác vươn lên thoát nghèo. Mặt khác, cần thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng những điển hình hay, cách làm sáng tạo. Thực hiện nghiêm túc trình tự xây dựng, triển khai và thực hiện dự án từ huyện đến xã, bảo đảm đúng đối tượng, tuân thủ theo nguyên tắc điều kiện được hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và định mức quy định; mở rộng quy mô, tăng thêm nguồn vốn hỗ trợ; huy động các doanh nghiệp cùng tham gia, tạo đầu ra cho sản phẩm...

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]