(Baothanhhoa.vn) - Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó, giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm tựa pháp luật cho người nghèo

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó, giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội.

Điểm tựa pháp luật cho người nghèo

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tổ chức hoạt động truyền thông tại huyện Thường Xuân.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng nhu cầu phục vụ Nhân dân, hàng năm, Trung tâm TGPL Nhà nước (gọi tắt là trung tâm) (trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh) phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội LHPN tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tỉnh... triển khai các hoạt động TGPL cho các đối tượng yếu thế. Bên cạnh đó, trung tâm tăng cường các hoạt động truyền thông, thiết lập đường dây nóng về TGPL, thông báo rộng rãi đến UBND cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan và giao người trực tiếp nhận, xử lý thông tin. Trung tâm đã cung cấp bảng thông tin về TGPL niêm yết tại UBND cấp xã, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng. Cùng với đó, trung tâm tổ chức các đợt truyền thông TGPL tại các nơi được xem là “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trong truyền thông về TGPL cán bộ Trung tâm TGPL Nhà nước đến tận gia đình các hộ dân, trực tiếp tiếp nhận những câu hỏi, tháo gỡ những vướng mắc của người dân liên quan thiết thực đến đời sống, sinh hoạt, hôn nhân, gia đình, tranh chấp đất đai... Các hoạt động truyền thông tại cơ sở được tiến hành bằng các hình thức: Tuyên truyền tại thôn, bản, các phiên chợ, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nội dung tuyên truyền được các trợ giúp viên, chuyên viên, cộng tác viên tại các thôn, bản tập trung vào giáo dục pháp luật, thực hiện các chế độ, chính sách được thụ hưởng; giúp người dân biết về quyền được TGPL miễn phí. Bên cạnh các hoạt động truyền thông TGPL, Nhân dân còn dễ dàng tiếp cận với hoạt động TGPL khi có nhu cầu. Các trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, bị đơn dân sự, bị can, người có quyền lợi thuộc diện được TGPL trong tố tụng dân sự, hình sự và hành chính. Các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên khi tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, công tác TGPL tại cơ sở được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho những người được TGPL sinh sống tại những xã thuộc vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận dịch vụ TGPL.

Ông Lê Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã Nam Tiến cho biết: Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân, nhất là nhận thức về pháp luật còn rất hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật còn xảy ra nhiều trong các lĩnh vực như: đất đai, lâm nghiệp, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình... Ở một số nơi người dân thiếu thông tin về pháp luật, nhiều người chưa biết về quyền được TGPL của mình hoặc còn có tâm lý e ngại khi tiếp cận với TGPL... Chính vì vậy, công tác truyền thông, tư vấn pháp lý của Trung tâm TGPL Nhà nước tại xã trong những năm qua rất có ý nghĩa, giúp bà con nâng cao hiểu biết pháp luật, từ đó tích cực chấp hành các quy định, đóng góp vào hoạt động của địa phương.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh, giai đoạn 2016-2020, trung tâm đã tổ chức 80 hội nghị tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 3.300 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt huyện, xã, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội tại 11 huyện miền núi; 35 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 60.000 đại biểu là cán bộ, hội viên các tổ chức đoàn thể thuộc MTTQ và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); trang bị bổ sung sách pháp luật cho tủ sách tại 100 xã nghèo; biên soạn và phát hành hơn 20.000 cuốn đề cương tuyên truyền pháp luật, 200.000 tờ gấp pháp luật, 9.800 cuốn bản tin tư pháp trong đó có nhiều nội dung thiết thực phổ biến pháp luật về giảm nghèo nhanh và bền vững; cấp trên 3.000 tờ báo, cuốn tạp chí cho vùng DTTS; thực hiện gần 1.000 cuộc tư vấn pháp luật, hòa giải, tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính... cho các đối tượng được TGPL là người nghèo, người có công với cách mạng, người DTTS, trẻ em, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Các vụ việc chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự; dân sự, hôn nhân và gia đình; hành chính và lĩnh vực pháp luật khác... Số người được TGPL trong các vụ án hình sự, dân sự phần lớn là người DTTS sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhiều bị can, bị cáo không biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông và thiếu hiểu biết về pháp luật, nên dễ bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Một số trường hợp phạm tội do nhất thời không kiềm chế được bản thân, gây ra hậu quả đau lòng cho phía bị hại. Quá trình tham gia tố tụng để TGPL cho đối tượng, các trợ giúp viên của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã tư vấn, giải thích quy định của pháp luật cho đối tượng hiểu, động viên về mặt tâm lý, đồng cảm, chia sẻ với người được TGPL, đồng thời tìm biện pháp để có hướng bào chữa tốt nhất cho họ.

Ngoài tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, cũng trong giai đoạn 2016-2020, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã thực hiện nhiều cuộc TGPL lưu động tại các thôn, bản trên địa bàn các huyện miền núi và phát hành hàng chục ngàn tờ gấp pháp luật tuyên truyền về Luật TGPL, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình. Đồng thời, tư vấn, giải đáp trực tiếp vướng mắc của người dân liên quan đến pháp luật; phát hiện nhu cầu TGPL và cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời...

Hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã khẳng định được vị trí, vai trò trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và một số đối tượng khác trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước khác giải quyết các vụ việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Để hoạt động TGPL đạt hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện tốt Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành về công tác TGPL. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025, đồng thời đẩy mạnh hoạt động TGPL ngoài trụ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong lĩnh vực tố tụng. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trợ giúp viên pháp lý và đội ngũ cộng tác viên, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi có nhu cầu được TGPL. Đồng thời, tăng cường trợ giúp lưu động tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, để phát hiện, cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho các trợ giúp viên TGPL; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân ở các vùng khó khăn của tỉnh.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]