(Baothanhhoa.vn) - Năm 2016, từ 91 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), sau khi sáp nhập dự kiến năm 2020 toàn tỉnh sẽ còn 88 cơ sở. Mạng lưới cơ sở GDNN được sắp xếp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

Trên 85% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa có việc làm, thu nhập ổn định.

Năm 2016, từ 91 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), sau khi sáp nhập dự kiến năm 2020 toàn tỉnh sẽ còn 88 cơ sở. Mạng lưới cơ sở GDNN được sắp xếp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo.

Đặc biệt, việc gắn kết hoạt động GDNN với doanh nghiệp trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm... đã tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Giai đoạn 2016-2019, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong tỉnh đã tuyển sinh đào tạo, kèm cặp truyền nghề cho 306.288 người. Trong đó, trình độ cao đẳng 6.958 người, trung cấp 25.656 người, sơ cấp 102.426 người, dưới 3 tháng 171.248 người (có 17.786 người được đào tạo ngành, nghề trọng điểm). Ước năm 2020, tuyển sinh đào tạo, kèm cặp truyền nghề cho 86.700 người, trong đó cao đẳng 3.500 nghề, trung cấp 7.000 người, sơ cấp 27.500 người, đào tạo dưới 3 tháng 48.700 người. Tỷ lệ người học có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%. Có nhiều nghề trọng điểm, kỹ năng nghề của lao động trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Người lao động qua đào tạo nghề nghiệp đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng Phòng GDNN Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay hầu hết các cơ sở GDNN đã liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Tiêu biểu như Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp đã đào tạo và cung ứng lao động theo đơn đặt hàng của Công ty CP LILAMA 18, LILAMA 69-1, LILAMA 5; Công ty CP COMA 17 các nghề điện công nghiệp, điện lạnh, công nghệ ô tô, hàn, tiện, cắt gọt kim loại, với mức thu nhập bình quân từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn đã ký kết đào tạo công nhân cho Nhà máy may xuất khẩu Như Thanh nghề may thời trang và nghề sửa chữa thiết bị may; Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất các nghề điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nghề hàn, với mức thu nhập từ 6,5 - 10 triệu đồng/người/tháng. Trường Trung cấp nghề Nga Sơn ký kết các hợp đồng thực hành, thực tập và bố trí việc làm cho học sinh tốt nghiệp với Công ty CP May Winner Vina (huyện Nga Sơn) nghề may thời trang với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; Công ty CP Lilama 5 (thị xã Bỉm Sơn) với mức thu nhập bình quân từ 6,5 - 8 triệu đồng/người/tháng...

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn một số hạn chế, như: Mạng lưới các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh vẫn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều trường đào tạo cùng một ngành, nghề; việc phân bố các trường giữa các vùng, địa phương chưa hợp lý. Tỷ lệ tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp. Việc kiểm định chất lượng giáo dục chưa được các cơ sở GDNN quan tâm triển khai thực hiện. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng về GDNN ở một số địa phương chưa đầy đủ, còn coi nhẹ; một bộ phận xã hội chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT chưa đạt mục tiêu đề ra. Sự chênh lệch tiền lương của lao động qua đào tạo nghề với lao động phổ thông thấp cũng tác động không nhỏ đến việc lựa chọn đi học nghề hay đi làm ngay của người lao động. Trong khi ở nhiều trường, thiết bị phục vụ học tập, thực hành lạc hậu, thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Đối với các cơ sở GDNN công lập hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước, công tác xã hội hóa GDNN còn chậm...

Theo dự báo, xác định xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu nhân lực các cấp trình độ trong GDNN, đến năm 2025 dân số trong độ tuổi lao động khoảng 2.516.000 người, lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong nền kinh tế 2.362.000 người. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp 20%; công nghiệp - xây dựng 42% và dịch vụ 38%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trở lên, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%... Để bảo đảm chỉ tiêu tổng tuyển sinh đào tạo giai đoạn 2021-2025 là 415.400 người, trong đó cao đẳng 22.000 người, trung cấp 42.700 người, sơ cấp 145.700 người và đào tạo dưới 3 tháng 205.000 người, thời gian tới, ngoài việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông để tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đối với việc phát triển nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần tiếp tục rà soát, quy hoạch lại cơ sở GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hình thành mạng lưới có đủ năng lực đào tạo nhân lực các cấp trình độ trong GDNN với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), mở rộng đào tạo các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài. Tập trung nguồn lực đầu tư Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn thành trường chất lượng cao và các trường được phê duyệt ngành, nghề trọng điểm các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia giai đoạn 2020 - 2025. Đồng thời, tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững. Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong GDNN. Khuyến khích việc hợp tác, liên kết giữa các cơ sở GDNN của tỉnh với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đào tạo các nghề trọng điểm... nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần cùng tỉnh phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

M.P


M.P

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]