(Baothanhhoa.vn) - Những lao động tự do hăm hở ra đi và giờ lại trở về trong tự phát cho thấy sự mong manh và lo lắng. Hậu COVID-19 sẽ là một bài toán thực sự đặt ra, đòi hỏi cần phải tính toán để áp lực lao động tại các địa phương vừa đón đồng bào trở về được giải quyết bằng những chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích lao động, chứ không nên để người dân trở về rồi lại ra đi trong cái vòng luẩn quẩn của sự mưu sinh bế tắc.

COVID-19 và câu chuyện “ly nông, không ly hương”

Những lao động tự do hăm hở ra đi và giờ lại trở về trong tự phát cho thấy sự mong manh và lo lắng. Hậu COVID-19 sẽ là một bài toán thực sự đặt ra, đòi hỏi cần phải tính toán để áp lực lao động tại các địa phương vừa đón đồng bào trở về được giải quyết bằng những chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích lao động, chứ không nên để người dân trở về rồi lại ra đi trong cái vòng luẩn quẩn của sự mưu sinh bế tắc.

COVID-19 và câu chuyện “ly nông, không ly hương”

Các địa phương cần đẩy mạnh thu hút đầu tư để giải quyết việc làm, cho lao động yên tâm gắn bó với quê hương. (Ảnh minh họa)

Nhìn dòng người từ nhiều tỉnh, thành phố phía Nam tự phát về quê tránh dịch COVID-19 làm tôi nhớ đến những khuôn mặt vội vã ra đi trong những năm trước đó.

Gần như dịp tết nào về quê chạp mộ, tôi cũng thấy ở nghĩa địa của làng những khuôn mặt lạ. Hỏi thì biết đó là những đứa trẻ sinh ra sau khi tôi đã thoát ly, chúng đang làm việc trong Nam và chỉ trở về nhà vào dịp tết.

Có lần tôi được một người làng mời ăn cỗ tết. Bữa cơm có sự tham gia của gần chục thanh niên trong họ. Theo giới thiệu, thì chúng sẽ lên đường vào Nam làm công nhân ngay sau tết. Những khuôn mặt mới lớn đầy mộng mơ chưa lường hết sự khắc nghiệt của vùng đất mới. Chúng chỉ biết ra đi vì trước đó đã có nhiều người làng đi.

Một thời gian dài sau tết, nhiều lốt xe khách Bắc - Nam tấp nập người chờ xe, ai cũng mang theo hy vọng về sự “đổi đời”. Dòng người vì sự hiếu kỳ, vì sự câu thúc của cơm, áo, theo nhau gia nhập các khu nhà trọ công nhân ở các tỉnh kinh tế năng động miền Đông Nam bộ, sau đó tiếp tục đưa vợ, con vào lao động tự do ở bìa các khu công nghiệp để nuôi tiếp giấc mơ ở nơi viễn xứ.

Một cuộc dịch chuyển giúp giải quyết được bài toán việc làm trước mắt cho nhiều địa phương. Nhưng bây giờ, sự “thất thủ” ở những khu nhà trọ công nhân sau tàn phá của COVID-19 đã khiến nhiều lao động không thể bám trụ nơi đất khách. Họ về quê tránh dịch bằng những cách khác nhau đem theo nỗi lo bệnh dịch, hơn thế là lo ngại về việc làm thời kỳ hậu dịch, bệnh.

Những lao động vừa trở về quê hương, họ sẽ tiếp tục cuộc thiên di mới hay ở lại quê nhà để không còn lo lắng biết đâu lại thêm lần nữa phải tháo chạy như vừa rồi. Họ chưa thể trả lời ngay được. Chưa ai có thể chắc chắn tương lai ấy lúc này cả. Trong những năm qua bài toán “ly nông nhưng không ly hương” đã được các cấp chính quyền và ngành chức năng đặt ra, nhiều nhà máy đã ra đời trên các vùng quê nông nghiệp. Nhưng dường như quy mô và sức hấp dẫn của nó vẫn chưa đủ để hút lao động rời những xóm trọ ở phương Nam để trở lại quê nhà.

Những lao động tự do hăm hở ra đi và giờ lại trở về trong tự phát cho thấy sự mong manh, lo lắng. Hậu COVID-19 sẽ là một bài toán thực sự đặt ra. Chúng ta cần phải tính toán để áp lực lao động tại các địa phương vừa đón đồng bào trở về được giải quyết bằng những chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích lao động. Nói cách khác là phải xác định mục tiêu “ly nông nhưng không ly hương” một cách rõ ràng, cụ thể hơn, để quê nhà thực sự là nơi để ai cũng có thể “nương náu”, chứ không phải chỉ là nơi khi bắt buộc họ mới trở về.

Vũ Anh


Vũ Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]