(Baothanhhoa.vn) - Không may mắn như những người bình thường khác, lúc hơn 1 tuổi, Cao Văn Tuân (SN 1987, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) bị ngã khiến một bên chân của anh bị tật vĩnh viễn. Dù khiếm khuyết một phần cơ thể, nhưng vượt qua mặc cảm, Cao Văn Tuân luôn chăm chỉ, nỗ lực trong học tập. Năm 2009, anh tốt nghiệp ngành Hán Nôm, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Khoa học Huế.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Không may mắn như những người bình thường khác, lúc hơn 1 tuổi, Cao Văn Tuân (SN 1987, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) bị ngã khiến một bên chân của anh bị tật vĩnh viễn. Dù khiếm khuyết một phần cơ thể, nhưng vượt qua mặc cảm, Cao Văn Tuân luôn chăm chỉ, nỗ lực trong học tập. Năm 2009, anh tốt nghiệp ngành Hán Nôm, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Khoa học Huế.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Tốt nghiệp đại học ngành Hán Nôm, nhưng Cao Văn Tuân lại bén duyên với nghề làm tranh gạo. 10 năm gắn anh bó với nghề, Cao Văn Tuân còn dạy cho hàng chục người khuyết tật giống mình có công việc làm bằng nghề này.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Cao Văn Tuân chia sẻ, anh bắt đầu làm tranh gạo vào năm 2010. Ban đầu anh làm để tặng bạn bè, người thân, sau đó phát hiện tranh của mình được rất nhiều người yêu thích, anh đã làm để bán ra thị trường. Theo anh Tuân, quy trình để hoàn thiện một bức tranh gạo được, người nghệ nhân phải trải qua rất nhiều bước. Đặc biệt, người thợ phải thật sự tập trung và có tính kiên trì. Nếu không có được hai điều này, bức tranh sẽ bị phá nét.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Để thổi hồn vào những bức tranh gạo, anh Tuân rất coi trọng khâu chọn nguyên liệu. Gạo dùng để làm tranh phải là những hạt to dài, đủ ngày, không phải loại gạo chín ép. Nếu không được lựa kỹ, khi rang hạt gạo sẽ không lên màu đẹp. Bên cạnh đó, nếu gạo không đảm bảo, chất lượng và độ bền của bức tranh sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Sau khi chọn được nguyên liệu, khâu rang gạo được xem là quan trọng nhất. Tranh gạo đặt tính chất tự nhiên lên hàng đầu nên không được sử dụng màu nhuộm, vì vậy để tạo ra màu sắc tự nhiên, người thợ phải rang gạo hoàn toàn thủ công để tạo ra những mẻ gạo với màu sắc đậm, nhạt khác nhau. Để hạt gạo rang được đều màu, người thợ phải xử lý nhiệt độ hết sức khéo léo để từ một hạt gạo màu trắng dần chuyển sang trắng sữa, trắng ngà, vàng mơ, vàng đậm, nâu nhạt, nâu đậm, nâu đen và đen…

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Anh Cao Văn Tuân đã sáng tạo cho mình được 14 màu gạo rang: đen, trắng, trắng sữa, trắng ngà, vàng sẫm, vàng nhạt, màu đỏ, đỏ nhạt, đỏ sẫm, màu nâu, nâu nhạt, nâu sẫm… Sau khi gắn gạo lên tranh, để bức tranh được bền, đẹp, có độ bóng, anh Tuân dùng keo bóng phết lên bề mặt của bức tranh. Vì thế, các bức tranh gạo của anh có độ bền khá lâu, có những bức đã treo cả chục năm nhưng màu sắc vẫn còn như mới.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Mỗi bức tranh, anh Tuân phải làm 2-3 ngày mới hoàn thành, còn những bức tranh đòi hỏi sự cầu kỳ, kỹ thuật cao thì phải mất từ 2 đến 4 tuần mới xong. Anh Tuân chia sẻ: “Trong khoảng 2 năm đầu vừa mày mò học vừa làm, có nhiều lúc thất bại vì không có thầy dạy, hơn nữa chưa tìm ra cách phối màu làm sao cho đẹp, chưa tìm được nguyên liệu để bảo quản hạt gạo mốc, mối mọt. Ngoài ra, thị trường chưa mở rộng khiến mình có lúc chán nản. Tuy nhiên, mình nghĩ không những đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi mà cũng là công việc mình đam mê nên mình lại cố gắng.”

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Vào năm 2014, anh Tuân tham gia Hội người khuyết tật Thanh Hoá. Tại đây, nhiều người khiếm khuyết giống như anh cũng có mong muốn được học hỏi nghề làm tranh gạo. Anh Tuân đã không ngần ngại bỏ thời gian, công sức truyền nghề miễn phí cho người khuyết tật và người dân có nhu cầu học. Không những dạy trực tiếp cho các học viên, nhiều người ở xa còn nhờ anh chỉ dẫn online. Đến nay, anh đã dạy nghề làm tranh gạo cho hơn 50 người, trong đó còn có một số người không khuyết tật nhưng có hoàn cảnh khó khăn muốn có công việc làm thêm.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Anh Đoàn Đình Sinh, một học viên khuyết tật vừa học vừa làm ở cơ sở tranh gạo của anh Tuân chia sẻ: “Tôi biết đến anh Tuân khi tham gia Hội người khuyết tật. Gặp anh Tuân, tôi không những được học nghề mà còn học được rất nhiều thứ từ anh Tuân như tính kiên nhẫn, lạc quan, vượt lên số phận… Đến nay, sau 4 tháng được anh Tuân dạy nghề, tôi đã có thể kiếm thêm thu nhập mỗi tháng 2-2,5 triệu đồng từ nghề này”.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

“Mỗi học viên để làm được một bức tranh gạo phải học khoảng 3-4 tháng. Lúc đầu, học viên đến học lẻ tẻ, dần dần họ đến đông hơn. Mình mới kết thúc một lớp học với 10 học viên vào tháng 11 vừa qua” – anh Tuân cho biết.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Sau khi đào tạo đội ngũ học viên này thành thạo việc, anh tiếp tục tạo công ăn việc làm cho họ bằng cách nhận hàng đặt rồi gửi cho các học viên làm. Hiện nay có 20 học viên liên tục có đơn hàng để làm, thu nhập khoảng 2,5 triệu - 4 triệu đồng/người/tháng tuỳ theo năng suất làm việc.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Mới đây, anh Tuân được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tặng bằng khen “Là những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực an sinh xã hội”. Hiện nay, Anh Tuân là Giám đốc HTX tranh đồ mỹ nghệ Tâm Phát, Phó Chủ nhiệm CLB thanh thiếu niên khuyết tật khởi nghiệp và phát triển tỉnh Thanh Hoá.

Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo

Anh Tuân cho biết, với nghề làm tranh gạo, mỗi tháng anh thu nhập 8-10 triệu đồng. Vào dịp lễ Tết, thu nhập có thể cao hơn vì nhận được nhiều đơn hàng. Mong muốn của “nghệ nhân” Cao Văn Tuân là học viên khuyết tật của anh luôn có đơn hàng làm, để có thu nhập, cuộc sống bớt khó khăn hơn.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Chàng trai “giữ hồn” nước mắm truyền thống Khúc Phụ

    Đang làm việc tại Nhật Bản với mức thu nhập từ 2 -3 nghìn USD/tháng, nhưng chàng trai sinh năm 1986 Nguyễn Văn Các vẫn quyết định quay về quê để phát triển nghề làm nước mắm Khúc Phụ đã tồn tại hơn 100 năm.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Hạnh phúc kỳ diệu của cặp vợ chồng khuyết tật

    Như một sự sắp đặt của số phận, hai “vầng trăng khuyết” gặp nhau và cùng viết nên câu chuyện cổ tích về tình yêu cùng nghị lực sống.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Khát vọng khởi nghiệp của những người yếu thế

    Dù cơ thể không còn lành lặn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng những người khuyết tật (NKT) luôn khao khát được làm việc, được phát triển kinh tế bằng chính sức lao động của mình. Với khát khao ấy, cùng sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, các hội, đoàn thể và toàn xã hội đã có một bộ phận NKT vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Khởi nghiệp với các sản phẩm từ tre Việt

    Nhận thấy quê hương Thanh Hóa có nguồn nguyên liệu dồi dào, sau nhiều năm bôn ba làm ăn ở Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Cường quyết định bỏ phố về quê khởi nghiệp và tạo nên thương hiệu cho các sản phẩm từ cây tre, cây luồng của xứ Thanh.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Nam sinh 10 năm cõng bạn đến trường không thể đậu vào Đại Học Y Hà Nội như mơ ...

    Thiếu 0,25 điểm, Ngô Văn Hiếu - nam sinh 10 năm cõng bạn đến trường vô cùng tiếc nuối và buồn. Giấc mơ đậu Đại học Y Hà Nội và “sát cánh” cùng người bạn Nguyễn Tất Minh của em đã không thể thành hiện thực.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Những đứa trẻ đặc biệt của “Đại gia đình Tiến Nông”

    Trong xã hội, trẻ mồ côi luôn là “mầm non” đơn độc, dễ bị tổn thương. Nhưng đối với Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông - “Đại gia đình Tiến Nông”, những đứa trẻ này vô cùng đặc biệt, luôn nhận được sự quan tâm, bao bọc hết lòng. Chẳng vì điều gì cả, bởi đơn giản rằng: “Đại gia đình” ấy luôn có những tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Chàng trai xứ Thanh và giấc mơ khởi nghiệp vươn ra thế giới từ túi xách thủ công

    Với mong muốn xây dựng một thương hiệu túi xách thủ công “made in Việt Nam” chất lượng, chinh phục người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới, chàng trai trẻ sinh ra từ làng Trần Văn Hùng bước đầu đạt được những thành công khi sản phẩm túi xách mang thương hiệu Cỏ May của anh sản xuất đã được bán trên các trang thương mại điện tử lớn của thế giới như Mamazon, Ebay, Etsy.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    Thắp sáng ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    Những năm qua, đồng hành cùng các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) là các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, góp phần đưa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh có bước tiến vượt bậc. Trên 90% số trẻ có HCĐB được trợ giúp, can thiệp bằng các hình thức khác nhau, tạo điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần.

  • Chàng trai khuyết tật xứ Thanh vẽ ước mơ bằng những hạt gạo
    E-Magazine: Sắc màu tháng Ba

    Tháng Ba về trong những ngày gió khẽ trở mình, mang theo chút ẩm ướt xuân thì của cơn mưa phùn giăng mắc. Lặng lẽ đứng nép mình nơi góc ban công, ngước nhìn nền trời xám bạc, lạ thay khi thấy lòng mình đang vẽ nên khung cảnh tháng ba tươi tắn, rực rỡ, ăm ắp yêu thương bằng sắc màu cỏ cây, hoa, lá. Ai đó đã từng nói rằng: Mọi sự vật tồn tại trên thế giới khách quan này đều có đời sống, linh hồn của riêng nó. Hay chính con người, vì những kí ức còn vấn vương mà thổi hồn vào từng dáng hình cỏ cây, hoa lá.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]