(Baothanhhoa.vn) - Xác định sự phát triển của tỉnh luôn gắn liền với sự phát triển ổn định của từng doanh nghiệp (DN) và của cả cộng đồng DN, tỉnh Thanh Hóa đã đặt mục tiêu quyết tâm trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhằm hỗ trợ, tạo cơ hội thuận lợi cho các DN trong quá trình tìm hiểu, thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh

Xác định sự phát triển của tỉnh luôn gắn liền với sự phát triển ổn định của từng doanh nghiệp (DN) và của cả cộng đồng DN, tỉnh Thanh Hóa đã đặt mục tiêu quyết tâm trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhằm hỗ trợ, tạo cơ hội thuận lợi cho các DN trong quá trình tìm hiểu, thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanhTỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trước hạn và đúng hạn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa đạt gần 99,7%.

Theo đó, cải cách TTHC được xác định là 1 trong 4 khâu đột phá của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2015–2020; đồng thời, cũng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Để tạo ra bước chuyển quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách TTHC, đồng thời, ban hành nhiều kế hoạch cải cách hành chính, kiểm soát TTHC. Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã bám sát tinh thần chỉ đạo, tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC nhằm giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, đặc biệt là DN và các nhà đầu tư.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện tốt phương châm “4 tăng” và “2 giảm” gồm: Tăng sự hài lòng của tổ chức và công dân, tăng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng trách nhiệm, tăng tính minh bạch; giảm chi phí và giảm thời gian giải quyết TTHC. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nguyên tắc “3 không”, gồm: Không phiền hà sách nhiễu, không bổ sung hồ sơ quá 1 lần và không trễ hẹn. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương sẽ có các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả. Nhiệm vụ này đã nhận được sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Bước đột phá mạnh mẽ trong hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước là sự kiện Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa đi vào hoạt động từ tháng 11-2017. Tại đây, hiện có 1566 TTHC được quy về một đầu mối giải quyết. Việc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đi vào hoạt động sẽ kiểm soát được một cách toàn diện, bao quát việc giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đồng thời, việc giải quyết TTHC cho người dân và DN của các sở, ban, ngành sẽ được trung tâm theo dõi chặt chẽ. Đây được xem là cách làm mới trong việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông, hướng tới nền hành chính phục vụ. Đồng thời, nâng cao năng lực, trách nhiệm của công chức chuyên môn về kỹ năng và thái độ phục vụ Nhân dân, thay đổi tác phong, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, bảo đảm thuận lợi nhất cho người dân và DN trong cách thức tiếp nhận dịch vụ công.

Nhiều năm trước đây, Thanh Hóa là tỉnh có điểm số thấp và thứ hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn xếp ở cuối nhóm khá của cả nước; Chỉ số cải cách hành chính không ổn định. Đến năm 2020, Thanh Hóa có sự “bứt phá” khi vươn lên xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); đứng thứ 24 toàn quốc về chỉ số PCI, thứ 43/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính, xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố về chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong số những địa phương rốt ráo, quyết liệt trong việc xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm về xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh. Tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có những chuyển biến tích cực, từng bước thay đổi phương thức làm việc hành chính giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng. Hạ tầng, các ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai đồng bộ, cơ bản đáp ứng hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước theo xu thế mới, bảo đảm việc gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã đã điều hành, xử lý công việc trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công văn. Tỷ lệ văn bản điện tử trên môi trường mạng của tỉnh đạt 96% (toàn quốc đạt 86,5%). Tỷ lệ văn bản được ký số là 97%, tiết kiệm 28 tỷ đồng/năm cho chi phí thời gian, in, gửi, phát hành văn bản của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, cải cách TTHC của các cơ quan, đơn vị đã có những bước tiến rõ rệt. Với việc đi vào hoạt động của cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông ở cấp xã, huyện và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã rút ngắn thời gian, chi phí, giảm phiền hà cho DN trong thực hiện các TTHC. Đặc biệt, với ứng dụng nền hành chính điện tử, TTHC được rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư trong giải quyết các TTHC, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, sự công khai các quy hoạch, các chính sách ưu đãi đầu tư, Thanh Hóa đang nỗ lực đổi mới, trở thành điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư, DN trên địa bàn. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2016 đến nay, đã có 1.122 dự án đầu tư trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa, với tổng vốn đăng ký 110.000 tỷ đồng và 3,85 tỷ USD. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 8 cả nước, với 129 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,2 tỷ USD. Ngoài trọng điểm Nghi Sơn, các vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh cũng đang vươn mình mạnh mẽ, với hàng loạt các dự án đầu tư trên các lĩnh vực liên tiếp được triển khai và đi vào hoạt động hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 15.700 DN đang hoạt động và khoảng 3.000 DN thành lập mới mỗi năm. Cộng đồng DN hiện đóng góp từ 45-50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

Mới đây, đánh giá sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, quyết liệt hơn nữa trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã chỉ đạo: Từ 1-8-2020, 100% các sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện phải ứng dụng phòng họp không giấy tờ. Từ chuyên viên trở lên phải lập hồ sơ, ký điện tử. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao các ngành có liên quan của tỉnh đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình xây dựng Chính phủ điện tử, nhằm đáp ứng các chỉ tiêu Nghị quyết 17/NQ-CP của Chính phủ đề ra về công tác cải cách TTHC. Phấn đấu 20% trở lên người dân và DN tham gia kết nối với Chính quyền điện tử. Hoàn thành 100% các chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 mà UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt và 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN. Để tạo đột phá trong xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh, phấn đấu 100% cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã được Ban Cơ yếu của Chính phủ cấp định danh ký điện tử. Từ 30-8-2020, toàn bộ hệ thống văn bản từ cấp tỉnh đến xã được xử lý trên môi trường mạng.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]