(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù còn đó những khó khăn, nhưng nhiều hộ dân ở huyện Quan Sơn đã vượt qua được chính mình, vượt qua được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách an sinh - xã hội của Nhà nước. Nhiều người dân đã tự nguyện xin thoát nghèo, đặc biệt có 120 lá đơn được các hộ dân viết bằng tay. Việc làm này thực sự đã tạo nên một luồng sinh khí mới, thành “phong trào” giảm nghèo và rất đáng biểu dương bà con nơi đây.

Tin liên quan

Đọc nhiều

120 lá đơn tự nguyện thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Mặc dù còn đó những khó khăn, nhưng nhiều hộ dân ở huyện Quan Sơn đã vượt qua được chính mình, vượt qua được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách an sinh - xã hội của Nhà nước. Nhiều người dân đã tự nguyện xin thoát nghèo, đặc biệt có 120 lá đơn được các hộ dân viết bằng tay. Việc làm này thực sự đã tạo nên một luồng sinh khí mới, thành “phong trào” giảm nghèo và rất đáng biểu dương bà con nơi đây.

120 lá đơn tự nguyện thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Đơn xin ra khỏi hộ nghèo của gia đình anh Lò Văn Panh (38 tuổi) ở bản Hẹ, xã Sơn Lư.

Chủ động xin thoát nghèo

Với nhiều hoàn cảnh khác nhau, việc 120 hộ viết đơn xin thoát nghèo không phải vì kinh tế đã khá lên, mà trong suy nghĩ của người dân đó là mong muốn tự thân vượt lên khó khăn bằng sự quyết tâm, với nhiều cách làm, tăng gia sản xuất, chủ động phát triển kinh tế gia đình. Đây là nét mới, nổi bật trong nhận thức và hành động cụ thể của bà con mà không dễ gì ở đâu cũng làm được, nhất là đối với vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như huyện miền núi Quan Sơn.

Gia đình anh Lò Văn Panh (38 tuổi) ở bản Hẹ, xã Sơn Lư là một trong 24 gia đình ở xã viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Vào nhà anh, tận mắt được chứng kiến, hiện tại cũng mới chỉ có được ngôi nhà sàn đơn sơ để ở, còn thiếu rất nhiều thứ, nhiều vật dụng để phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày. Đến cái ti vi, nồi cơm điện… vẫn còn thiếu. Khi chúng tôi hỏi vì sao đang trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà gia đình lại xin thoát nghèo? Anh trả lời chúng tôi với tinh thần lạc quan: Thực ra việc này vợ chồng tôi cũng suy nghĩ nhiều lắm, nhưng phải quyết tâm thôi, cứ thụ hưởng chính sách nhà nước thì mãi không thoát được nghèo. Vợ chồng còn trẻ nên phải phấn đấu, cần cù hơn trong lao động, tập trung chăm sóc tốt luồng, nứa, vàu và chăn nuôi bò để phát triển kinh tế, có như vậy đời sống mới được nâng lên, các cháu mới được quan tâm ăn học tốt hơn.

120 lá đơn tự nguyện thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Anh Lò Văn Panh (38 tuổi) ở bản Hẹ, xã Sơn Lư đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Gia đình chị Lò Thị Tựng (31 tuổi) cũng ở bản Hẹ, xã Sơn Lư, có 2 con còn nhỏ, cháu đầu 9 tuổi, cháu thứ hai mới 6 tuổi. Cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chính của gia đình đều trông chờ vào việc chăn nuôi lợn và vườn đồi. Vì không có vốn nên việc chăn nuôi rất nhỏ lẻ, đặc biệt là việc áp dụng khoa học trong sản xuất vườn đồi (gồm nứa, vàu và luồng) còn hạn chế nên giá trị mang lại chưa cao. Tuy nhiên, với nghị lực của gia đình trẻ nên vợ chồng chị quyết tâm vươn thoát nghèo, thông qua nguồn vốn tín dụng Nhà nước (theo chương trình 135, 30a) hỗ trợ sinh kế cho người dân tập trung chăn nuôi bò sinh sản, số lượng đàn lợn lớn và nhất là áp dụng khoa học tiến bộ vào phát triển 11 héc ta vườn rừng.

120 lá đơn tự nguyện thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Chị Lò Thị Tựng viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo với suy nghĩ chủ động, vượt khó đi lên mới là đáng quý.

Trao đổi với chúng tôi, chị cho biết: “Chúng tôi còn trẻ, gặp khó khăn là điều đương nhiên, nhưng biết chủ động, vượt khó đi lên mới là quý. Quý ở chỗ, Nhà nước bớt đi gánh nặng vì thực hiện chính sách an sinh - xã hội và quý ở chỗ chúng tôi biết quý trọng từng đồng tiền, bát gạo do mồ hôi, công sức làm ra, từ đó biết chi tiêu, biết dành dụm đời sống sẽ được nâng lên, con cái sẽ được chăm sóc, hành hành tốt hơn”.

Nhận diện điểm nghẽn để tạo bước đột phá

Là huyện biên giới đặc biệt khó khăn với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số nên những năm qua Quan Sơn được thụ hưởng nhiều chính sách đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi của Nhà nước như Chương trình 134, 135, 30a… Các chính sách xã hội đã được triển khai hiệu quả, công tác an sinh xã hội được đảm bảo, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên sự thay đổi và phát triển chưa gắn liền với sự phát triển bền vững ngay trong chính từng gia đình của cán bộ, đảng viên và người dân, bởi ở đó còn nhiều gia đình, cá nhân còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

120 lá đơn tự nguyện thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Chế tác thanh nan từ luồng ở xã Sơn Thủy, Quan Sơn (ảnh: Lan Anh)

Xác định được điểm nghẽn làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên thời gian qua cấp ủy huyện đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng để thay đổi tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân như: Nghị quyết số 07 -NQ/HU, ngày 4-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện “Về tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá”; Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 10-4-2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy “Về phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của đảng viên ở cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững”. Đây là hai trong số các nghị quyết chuyên đề thực sự tạo ra luồng gió mới trong nhận thức, tư duy và hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Kết quả mang lại rất tích cực, 120 lá đơn đã được lan tỏa sâu rộng trên khắp 94/94 bản của huyện Quan Sơn. Nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tập trung phát triển vườn đồi, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình, thoát khỏi được tư duy manh mún, tự cung tự cấp chuyển sang nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn. Nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả, như mô hình chăn nuôi bò, vịt, dê, trồng dược liệu, cỏ voi và tiếp tục đầu tư, phát triển cây thế mạnh của địa phương như vàu, nứa, luồng… Do đó đời sống của nhân dân ngày một nâng lên. Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của huyện chiếm 41,87%, thì đến cuối năm 2018, giảm xuống còn 17,95%. Bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,97%.

120 lá đơn tự nguyện thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Đồng chí Phạm Hồng Kiêu, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quan Sơn.

Đồng chí Phạm Hồng Kiêu, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quan Sơn cho biết: Hai năm trở lại đây, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quan Sơn được xem là những đột phá quan trọng về tư tưởng trong phát triển kinh tế, xã hội. 120 hộ dân viết đơn bằng tay và rất nhiều hộ dân khác tuy không viết đơn nhưng cũng tự nguyện xin thoát nghèo đã tạo thành “phong trào” giảm nghèo trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời làm cơ sở để đưa huyện Quan Sơn thoát nghèo vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.

Hữu Ngọc


Hữu Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]