(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 1 năm áp dụng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 cùng với những mức phạt nghiêm khắc của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 31-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực từ văn hóa rượu, bia đến ý thức của người tham gia giao thông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thay đổi thói quen uống rượu, bia để tết bình yên

Sau hơn 1 năm áp dụng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 cùng với những mức phạt nghiêm khắc của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 31-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực từ văn hóa rượu, bia đến ý thức của người tham gia giao thông.

Thay đổi thói quen uống rượu, bia để tết bình yên

Một buổi liên hoan tất niên dịp cuối năm (ảnh minh họa).

Anh Nguyễn Văn Mạnh, ở phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) được xem là “dân nhậu”. Anh đi nhậu như một thói quen thường xuyên để gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác. Đặc biệt, những ngày cuối năm âm lịch, tần suất mỗi cuộc liên hoan, tất niên và cuộc “nhậu” của anh lại càng dày hơn. Từ khi áp dụng Luật Phòng, chống tác hại rượu bia và Nghị định số 100/2019/NÐ-CP, dân ham nhậu như anh “khó bỏ” thói quen từ trước đến nay của mình, tuy nhiên một điều thay đổi rõ rệt mà vợ anh và những người hàng xóm đều nhận thấy đó là trước khi đi nhậu, chiếc ô tô của anh được đỗ gọn gàng vào nhà, còn anh thì “làm bạn” với taxi. Theo anh Mạnh, đây là cách hữu hiệu nhất vừa an toàn cho bản thân sau mỗi cuộc nhậu, vừa không lo bị phạt bởi nếu quá ham vui, uống nhiều sẽ dễ “thiệt hại nặng nề về kinh tế” bởi “cái giá rất đắt đỏ” của mỗi chén rượu, ly bia.

Không phải “dân nhậu” như anh Mạnh, anh Nguyễn Mạnh Dũng, ở huyện Hoằng Hóa thường xuyên bị ép rượu trong mỗi cuộc liên hoan tổng kết, tất niên hay gặp gỡ bạn bè. Biết “tửu lượng” có phần kém cỏi của mình nên không ít lần anh Dũng phải tìm cách “thoái thác” nhưng nhiều người viện đủ do để ép anh cạn ly và nếu từ chối thì bị cho là thiếu tôn trọng, “chơi không hết mình”... Thế nhưng, kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì lý do “mình còn phải lái xe” trở thành cái cớ mạnh mẽ nhất để anh có thể từ chối mọi cuộc chè chén.

Từ việc thay đổi một phần thói quen xe cộ của anh Mạnh hay lý do chính đáng mà anh Dũng đưa ra cũng đã phần nào thể hiện những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động từ khi áp dụng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và những chế tài nghiêm khắc xử lý vi phạm nồng độ cồn. Theo Báo cáo số 172/BC-BATGT ngày 31-12-2020 của Ban An toàn giao thông tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020 và giai đoạn 2016–2020; nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2020, đã có 5.111 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt với tổng số tiền hơn 19,6 tỷ đồng. Điều mà nhiều người mong đợi không phải là thu được bao nhiêu tiền của các lái xe có vi phạm, mà việc xử phạt nghiêm khắc chính là điều khởi đầu để góp phần thay đổi thói quen của nhiều người. Hiệu quả rõ rệt có thể đánh giá đó là ý thức tham gia giao thông của người dân trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, đồng thời lan tỏa sâu rộng thông điệp “đã uống rượu, bia không lái xe” đến người dân. Theo thống kê Ban An toàn giao thông tỉnh, năm 2020, xảy ra 403 vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông, làm chết 148 người, bị thương 343 người; cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương đều giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Câu chuyện rượu, bia những ngày giáp tết lại trở thành chủ đề được quan tâm nhiều hơn bởi đó là thức uống truyền thống gần như không thể thiếu và trở thành một phần của văn hóa tết. Chén rượu, cốc bia nâng lên những tưởng sẽ làm tăng thêm độ vui, nhưng với nhiều người, rượu, bia lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng khi có những gia đình đang yên ấm, đủ đầy bỗng đau thương, tang tóc khi tai nạn ập đến chỉ vì say. Vì vậy, mỗi người hãy thay đổi thói quen uống rượu, bia để vui tết bình yên, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân và cộng đồng; đừng lạm dụng rượu, bia, đừng vui quá chừng và hãy biết dừng đúng lúc, đặc biệt tuyệt đối không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia.

Tại Điều 5, Nghị định số 100/2019/NÐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng...

Minh Hiền


Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]