(Baothanhhoa.vn) - Theo ghi nhận của phóng viên, 8/8 thôn với hơn 1.400 hộ dân tại xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa được gắn biển công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa trước nhà. Quanh câu chuyện này đang có nhiều ý kiến trái chiều.

Những ý kiến khác nhau quanh chuyện gắn biển công nhận gia đình văn hóa trước cổng nhà ở xã Hoằng Ngọc

Theo ghi nhận của phóng viên, 8/8 thôn với hơn 1.400 hộ dân tại xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa được gắn biển công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa trước nhà. Quanh câu chuyện này đang có nhiều ý kiến trái chiều.

Video: Những tấm biển gây ý kiến trái chiều.

Nhìn vào tấm biển công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa gắn trước cửa nhà mình, bà Nguyễn Thị L (thôn 2, xã Hoằng Ngọc, xin giấu tên - PV) có phần ái ngại, nói: “Cuối năm ngoái, gia đình được bình xét gia đình văn hóa, sau đó thì được cán bộ thôn, xã đến treo biển với nội dung: “Chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Theo bà L, việc trưng biển cũng được, không có lâu nay cũng chẳng sao.

Trong khi đó, bà Lê Thị N (người dân thôn 4, xin giấu tên - PV) thì cho rằng, việc trưng biển thực sự không cần thiết. Theo bà, xã cứ cấp giấy chứng nhận như cũ là được. Việc này được công nhận thì trưng biển, mai kia không được công nhận thì tháo biển có phần không hợp lý. Chưa kể việc hộ có, hộ không cũng vô hình tạo ra khoảng cách trong quan hệ cộng đồng.

Những ý kiến khác nhau quanh chuyện gắn biển công nhận gia đình văn hóa trước cổng nhà ở xã Hoằng Ngọc

Nhiều người nơi khác đến lầm tưởng là tấm biển cách ly y tế bởi nội dung chữ trong tấm biển có kích thước nhỏ

Theo các hộ dân, đã có những câu chuyện “dở khóc dở cười” xảy ra như là hàng xóm mâu thuẫn, có phần chưa kiểm soát được, lời qua tiếng lại với nhau thì đã mang câu chuyện tấm biển “nhà được công nhận gia đình văn hóa” và “nhà không được công nhận gia đình văn hóa” ra để phân bì, so sánh…

Theo quan sát của chúng tôi, mỗi thôn cứ khoảng mươi hộ thì có 7, 8 hộ trưng biển trước cửa nhà. Việc trưng một tấm biển trên cũng không theo một quy định, vị trí rõ ràng. Có hộ trước cổng nhà một bên là biển xanh chỉ số nhà, bên kia biển đỏ công nhận gia đình văn hóa. Có hộ thì biển treo ngay bên số nhà. Chưa kể là có rất nhiều tấm biển treo ở những nơi khuất tầm nhìn, những vị trí thiếu trang trọn, hay treo ngay trên các pano, biển quảng cáo…

Những ý kiến khác nhau quanh chuyện gắn biển công nhận gia đình văn hóa trước cổng nhà ở xã Hoằng Ngọc

Có những tấm biển treo ở những vị trí không trang trọng.

Anh Nguyễn Văn H ở thôn 4 cho biết: Vào thời điểm dịch COVID-19, những nhà có cách ly được gắn thêm tấm biển “đỏ chót” nhà có người nhiễm COVID-19. Thành ra, mỗi nhà có 3 tấm biển trước cửa. Chưa kể, nhà không có người nhiễm COVID-19 nhưng nhiều người nơi khác đến lại nhầm biển “công nhận gia đình văn hóa” với biển cách ly COVID-19…

Theo các hộ dân, điều quan trọng là mỗi gia đình, mỗi người dân ý thức được gia đình, bản thân đã xứng với danh hiệu đó chưa, thay vì phải trưng biển công nhận. Bên cạnh những ý kiến cho rằng việc trưng biển là không cần thiết thì cũng có không ít người dân đồng tình quan điểm trên. Ông Ứng Xuân Hùng (thôn 2, xã Hoằng Ngọc) cho rằng: “Biển công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa treo trước cổng nhà là cần thiết. Nhà nào chưa đạt danh hiệu thì noi gương hàng xóm”.

Những ý kiến khác nhau quanh chuyện gắn biển công nhận gia đình văn hóa trước cổng nhà ở xã Hoằng Ngọc

Quanh chuyện gắn biển “Gia đình văn hóa” ở xã Hoằng Ngọc đang gây ra những ý kiến khác nhau. (Ảnh minh họa).

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, tại hầu hết các thôn trên địa bàn xã Hoằng Ngọc, những gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa đều được UBND xã gắn tấm biển công nhận. Tấm biển này có hình chữ nhật, màu đỏ, bên trong có ghi dòng chữ: “Chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa”.

Để có cái nhìn đa chiều và khách quan, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Hắc Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc.

Theo ông Đồng, đây là sáng kiến của lãnh đạo xã, với mục đích lan tỏa phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Chương trình được triển khai sau kỳ bình xét hồi cuối năm 2021, đầu năm 2022 thì triển khai. Theo đó, có 1.405 hộ được treo biển công nhận. Mỗi tấm biển có giá 35 nghìn đồng. Đây là nguồn vốn xã hội hóa của địa phương. Cũng theo ông Đồng, việc treo biển công nhận cũng có nhiều luồng ý kiến. Song về cơ bản đã tạo ra những hiệu ứng tích cực nhất định, dù không có quy định nào bắt buộc.

Ông Trương Đình Thịnh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoằng Hóa cho biết: “Mục tiêu của việc gắn biển ở xã Hoằng Ngọc là muốn phong trào văn hóa ở xã đi lên”.

Những ý kiến khác nhau quanh chuyện gắn biển công nhận gia đình văn hóa trước cổng nhà ở xã Hoằng Ngọc

Bên cạnh những ý kiến trái chiều cũng có nhiều người dân đồng tình (Ảnh minh họa).

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số địa phương trên cả nước đã có những đơn vị áp dụng việc treo biển công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa trước cổng nhà để lại nhiều luồng ý kiến trái chiều. Về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 785/BVHTTDL-VHCS, ngày 15-3-2010 gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu không gắn biển Gia đình văn hóa tại nhà.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]