(Baothanhhoa.vn) - “Những tưởng về quê thì được hưởng không khí trong lành, không ồn ào náo nhiệt, ai dè giờ về quê còn đinh tai, nhức óc hơn ở thủ đô nhiều. Ai lại, hai bên hàng xóm suốt ngày hò hét lên trầm, xuống bổng không kể ngày hay đêm. Họ hát xuyên trưa, sang chiều, tối lại hát... Tội nghiệp cha mẹ già suốt ngày bị “tra tấn” lỗ tai. Các cụ muốn nghỉ ngơi chút cũng không được. Góp ý thì họ bảo tết mà, cho các con, các cháu vui chơi một chút...” - đó là những lời than thở của chị Trần Thị Nhung, quê ở phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa nói với chúng tôi về “vấn nạn” karaoke trong những ngày chị về quê ăn tết với bố, mẹ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Điên đầu” vì karaoke

“Những tưởng về quê thì được hưởng không khí trong lành, không ồn ào náo nhiệt, ai dè giờ về quê còn đinh tai, nhức óc hơn ở thủ đô nhiều. Ai lại, hai bên hàng xóm suốt ngày hò hét lên trầm, xuống bổng không kể ngày hay đêm. Họ hát xuyên trưa, sang chiều, tối lại hát... Tội nghiệp cha mẹ già suốt ngày bị “tra tấn” lỗ tai. Các cụ muốn nghỉ ngơi chút cũng không được. Góp ý thì họ bảo tết mà, cho các con, các cháu vui chơi một chút...” - đó là những lời than thở của chị Trần Thị Nhung, quê ở phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa nói với chúng tôi về “vấn nạn” karaoke trong những ngày chị về quê ăn tết với bố, mẹ.

“Điên đầu” vì karaoke

Hát karaoke không đúng giờ theo quy định sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân (ảnh mang tính minh họa).

Không chỉ chị Nhung bức xúc, Tết Nguyên đán Tân Sửu năm nay gia đình tôi gần như phải đóng chặt cửa cả ngày vì không chịu nổi tiếng hát karaoke của 3 nhà hàng xóm. Chả là do dịch COVID-19 bùng phát, mọi người hạn chế đi thăm, chúc tụng họ hàng, anh em; họ cũng không tổ chức đi du xuân chiêm bái Phật, Thánh nên gần như cả ngày lẫn đêm họ “ôm” lấy cái micro để hát. Cũng cố gắng cảm thông với họ vì cả năm có một cái tết và cũng là kỳ nghỉ dài để người lao động được nghỉ ngơi, nhưng việc hát hò cũng chỉ nên dừng lại ở mấy ngày tết thôi. Đằng này không những hát đến rằm mà gần hết tháng Giêng họ vẫn hát. Cứ chập tối là “Cho con gánh mẹ một lần... Cho con gánh cả đôi vai... con xin gánh lại cả lời mẹ ru...”. Nghe tiếng hát karaoke của nhà hàng xóm cất lên là mẹ tôi (năm nay hơn 80 tuổi) lại lẩm bẩm “Chỉ cần đừng hát cho mẹ đỡ đau đầu là tốt lắm rồi. Chúng mày suốt ngày đòi gánh thế này thì mẹ sống sao được con ơi...”. Nói rồi, mẹ tôi đi vào nhà đóng chặt các cửa sổ, cửa ra vào.

Câu chuyện than thở về vấn nạn tiếng ồn từ hát karaoke đang “bùng nổ” khắp làng trên, xóm dưới ở các vùng quê đã trở thành đề tài được nhiều người nói và nhắc đến. “Cũng chỉ vì tiếng karaoke mà em mất tiền mua một đôi loa thùng công suất lớn về để ngay ở cửa nhà. Cứ mỗi lần tiếng karaoke của các nhà hàng xóm vọng lên là em mở nhạc thật to cho át tiếng hát đi. Kinh hãi thật, khi rượu vào là họ hát bài nọ nối bài kia, nhạc đi đằng nhạc, lời đi đằng lời. Nhà nọ hát một đằng, nhà kia hát một nẻo; nhà thì nhạc xanh, nhà thì nhạc đỏ... nó trộn lẫn vào nhau tạo thành thứ tạp âm làm đầu em phát điên. Nhiều lần em sang nhắc nhở nhưng không được, em báo cáo với lãnh đạo thôn cũng không xong. Em chọn giải pháp “lấy nó đập nó”. Cứ họ hát là em đóng chặt cửa lại rồi mở nhạc to phóng thẳng sang nhà họ. Họ tức lắm, nhưng cũng không làm gì được em - em Phạm Tuấn Anh, ở huyện Quảng Xương kể với nhóm thợ xây đang ngồi uống nước chè về biện pháp “áp chế” tiếng karaoke của hàng xóm.

“Thế người dân và cán bộ thôn không nhắc à? - tôi hỏi. “Nhắc nhở rồi nhưng không được chị ạ. Họ bảo đó là tự do. Tự do thì cho tự do luôn. Không ai nói được thì em hành động. Thế mà từ hôm em mở loa thùng át tiếng hát đi thấy im hẳn. Bà con ai cũng vui mừng...” - Tuấn Anh cho biết.

Qua câu chuyện của anh Tuấn Anh, tôi thiết nghĩ đó là giải pháp mà không ai mong muốn thực hiện, nhưng vì “hung thần” tiếng ồn từ karaoke đã làm phá đi không gian yên tĩnh vốn có của làng quê, làm người già phải đau đầu, trẻ con phải khó chịu, nhà nhà phải đóng cửa để ăn cơm, nói chuyện. Đã có nhiều người vì không kìm nén được tức giận, ban đầu là nhắc nhở, lần sau là to tiếng, cãi vã, rồi dẫn đến xô xát, đánh nhau gây nên những vụ việc thương tâm cũng chỉ vì tiếng karaoke. Vì vậy thiết nghĩ, khi các cấp chính quyền thôn, xã, khu phố đang loay hoay với việc xử lý ô nhiễm tiếng ồn từ karaoke trong khoảng thời gian sau 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau thì mỗi cá nhân, hộ gia đình khi hát karaoke phải đặt mình vào người khác để thấu hiểu, sẻ chia, trả lại những giây phút yên bình vốn có của làng quê.

Bài và ảnh: Lê Nhân


Bài và ảnh: Lê Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]