(Baothanhhoa.vn) - Chiều 9/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi)

Chiều 9/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi)

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu ý kiến tại tổ.

Tham gia góp ý về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi), các ĐBQH thống nhất cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật; đồng thời góp ý, bổ sung một số nội dung nhằm đảm bảo luật được xây dựng chặt chẽ và sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình thực hiện khi luật ban hành, có hiệu lực.

Các đại biểu cũng thảo luận, đóng góp ý kiến về những nội dung như: Nội hàm về quyền tư pháp, về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, việc hình thành thiết chế Hội đồng Tư pháp Quốc gia; về nhiệm kỳ của Thẩm phán, về hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Tòa án...

Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng dự án Luật cần cụ thể hóa hơn quyền tư pháp, chức năng của Tòa án để Tòa án thực hiện bảo vệ quyền lợi của con người, bảo vệ chế độ, bảo vệ công lý.

Trong dự thảo luật lần này về tổ chức và thẩm quyền của Tòa án Nhân dân có đổi thành Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm và tòa án sơ thẩm chuyên biệt. Tuy nhiên, dự án Luật cần phải cân nhắc thêm bởi vì chức năng, nhiệm vụ của tòa sơ thẩm và phúc thẩm giống hệt Tòa án Nhân dân cấp huyện và Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

ĐBQH Mai Văn Hải cũng cho rằng nên quy định cụ thể ở một khu vực nào đó thì cần có một tòa án sơ thẩm chuyên biệt. Đối với các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, thì Tòa án Nhân dân cần phải có trách nhiệm về vấn đề này để củng cố tài liệu, chứng cứ trong giải quyết các vụ án. Trong đó, cần phải quy định theo cả trách nhiệm của đương sự và của Tòa án Nhân dân trong vấn đề yêu cầu cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến những vụ án hành chính, vụ việc dân sự. Dự án Luật cũng nên quy định cụ thể về giám sát hoạt động Tòa án Nhân dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi)

ĐBQH Phạm Thị Xuân phát biểu thảo luận tại tổ.

Đối với vụ án dân sự, hành chính, ĐBQH Phạm Thị Xuân, Thư ký Tòa án Nhân dân huyện Quan Hóa (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tán thành với quy định của dự án Luật về bỏ quy định thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc, xem xét đối với trường hợp đương sự không thể và không có khả năng để thu thập chứng cứ (như thu thập chứng cứ ở nước ngoài). Do đó, để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện Luật, đề nghị cân nhắc bổ sung thêm nội dung vào khoản 2, Điều 15 như sau: “Tòa án hướng dẫn, yêu cầu đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính trong trường hợp đương sự không thể thu thập chứng cứ và yêu cầu thì Tòa án hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ.

Cần quy định Tòa án có thẩm quyền giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử. Quy định này không trùng lẫn với thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì Tòa án chỉ giải thích pháp luật trong quá trình xét xử, làm rõ nội dung, ngữ nghĩa của quy định pháp luật và lý do vận dụng điều luật trong từng hoàn cảnh cụ thể của vụ án để giải quyết vụ án theo thẩm quyền.

Về không quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa, ĐBQH Phạm Thị Xuân tán thành với việc bỏ quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa, bởi vì các lý do sau: Thứ nhất, để quyết định khởi tố vụ án hình sự thì phải xác định được có dấu hiệu tội phạm. Muốn xác định dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh, củng cố chứng cứ làm cơ sở cho việc khởi tố. Trong khi đó, Hội đồng xét xử chỉ thực hiện chức năng xét xử, không có đủ điều kiện thực hiện các hoạt động xác minh dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố vụ án. Thứ hai, Toà án ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, sau đó lại xét xử chính vụ án do cơ quan mình khởi tố sẽ khó bảo đảm sự khách quan trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ ba, trong thực tiễn, khi phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, Hội đồng xét xử thường quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung để xem xét việc khởi tố. Thực tế hiện nay số lượng các vụ án hình sự do Hội đồng xét xử trực tiếp khởi tố cũng rất ít.

Quốc Hương

Tin liên quan:

Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]