14:51 28/12/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Chiều 28/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS), Ủy ban Quốc gia về CĐS đã tổ chức phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Chiều 28/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS), Ủy ban Quốc gia về CĐS đã tổ chức phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa cùng các thành viên Ban chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số quốc gia, trong năm cơ quan Nhà nước đã đưa vào vận hành, khai thác 7 cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia. Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục cơ sở dữ liệu đạt 64%. Số CSDL chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 CSDL lên 2.087 CSDL.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Các điểm cầu dự hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Về việc xóa các điểm lõm sóng, trong giai đoạn 2021-2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã điều phối các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng di động tại 2.433/2.853 vùng lõm sóng. Tốc độ mạng của Việt Nam năm 2023 tăng từ 15-30% so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực cũng đạt được kết quả ấn tượng, trong đó du lịch trực tuyến tăng 82%, thanh toán số tăng 19%, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp (ảnh chụp màn hình).

Cũng trong năm 2023, Việt Nam có hơn 1,5 nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022. Đặc biệt năm 2022 và 2023, Việt Nam liên tiếp nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động. Số lượng người dùng trên các nền tảng số Việt Nam năm 2023 tăng trưởng 46% so với năm 2022. 3 ứng dụng của cơ quan Nhà nước thu hút được số lượng người dùng lớn ở Việt Nam là VNeID của Bộ Công an, VssID của Bảo hiểm Xã hội và Thanh niên Việt Nam của Trung ương Đoàn, với tổng người dùng của cả 3 ứng dụng vào khoảng 65 triệu người.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu mang lại kết quả cụ thể, giải quyết được các bài toán liên ngành mà trước đây rất khó thực hiện triệt để...

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu thiết yếu như: giáo dục và học tập, chăm sóc sức khỏe chưa được thúc đẩy mạnh, hiện chưa có nền tảng số “Make in Vietnam” thống lĩnh thị trường. Mặc dù hạ tầng số đã được triển khai rộng khắp, công nghệ cơ bản được lan tỏa phổ biến nhưng việc áp dụng một số công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây (cloud), rô-bốt, phân tích dữ liệu lớn của Việt Nam còn tương đối non trẻ. Theo báo cáo Coursera 2023, Việt Nam xếp hạng 55/100 về chỉ số kỹ năng số toàn cầu. Điều này cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam còn thiếu hụt về các kỹ năng số cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại công nghệ số...

Trước thực tế trên, Việt Nam cần tìm ra không gian mới, động lực phát triển mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất với Ủy ban Quốc gia chủ đề để định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Thảo luận tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành, các địa phương đã phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác CĐS. Chia sẻ kinh nghiệm, chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách mà các bộ, ngành, địa phương cần phải triển khai thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực thúc đẩy CĐS trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống xã hội.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác CĐS năm 2023 và biểu dương sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về CĐS, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Thủ tướng Chính phủ phát biểu kết luận phiên họp.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong năm qua là rất đáng phấn khởi nhưng chúng ta không được thỏa mãn, không chủ quan, cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển bền vững; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong quá trình CĐS, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực.

Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những bài học rút ra trong quá trình CĐS thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện mục tiêu CĐS, đó là phải luôn có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong CĐS. Trong quá trình thực hiện, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn và hành động phải quyết liệt.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban chỉ đạo CĐS các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất, sát với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt đông CĐS trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia CĐS, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho CĐS; chủ động phối hợp, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]