Công ty sa thải nhân viên do về sớm 1 phút 6 lần trong năm
Một người phụ nữ tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã giành phần thắng trong một vụ kiện sau khi bị công ty sa thải vì lý do tan làm sớm một phút.
Ảnh minh họa. (Nguồn: SCMP/Shutterstock)
Theo South China Morning Post , một người phụ nữ tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã giành phần thắng trong một vụ kiện sau khi bị công ty sa thải vì lý do tan làm sớm một phút.
Vụ việc đang gây xôn xao trên mạng xã hội nước này, dấy lên làn sóng tranh luận về sự khắt khe trong môi trường làm việc và quyền lợi người lao động.
Người phụ nữ họ Vương cho biết cô đã làm việc tại công ty, có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, trong ba năm và có “thành tích khá tốt.”
Cuối năm ngoái, một quản lý nhân sự gọi điện cho cô, thông báo rằng theo dữ liệu từ camera giám sát, cô đã rời chỗ làm sớm một phút so với giờ quy định trong sáu ngày của một tháng.
Không đồng tình với quyết định của công ty, cô Vương đã khiếu nại lên cơ quan bảo vệ quyền lợi lao động địa phương và khởi kiện công ty ra tòa.
Gần đây, tòa án địa phương đã ra phán quyết rằng công ty sa thải Vương là trái pháp luật và buộc họ phải bồi thường, tuy nhiên số tiền bồi thường không được tiết lộ.
Tòa án nhận định rằng mặc dù Vương có rời khỏi nơi làm việc sớm một phút so với thời gian quy định, nhưng không đủ cơ sở để kết luận rằng cô “tự ý nghỉ sớm.”
Ngoài ra, công ty cũng không hề đưa ra cảnh báo hay nhắc nhở nào yêu cầu cô chỉnh sửa hành vi.
Tòa cho rằng việc sa thải cô một cách đột ngột là không phù hợp và thiếu bằng chứng thuyết phục, do đó là hành vi trái pháp luật.
Luật sư Lưu Bích Vân từ Văn phòng luật La Tín (Quảng Châu) chia sẻ với truyền thông rằng việc sa thải nhân viên trong trường hợp như vậy là quá nặng tay.
Thông tin về vụ việc đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.
“Một phút cũng tính là nghỉ sớm, thế sao công ty không thưởng cho những người đến sớm?” - một người dùng mạng đặt câu hỏi.
“Công ty vô tình như vậy thì xứng đáng bị xử phạt” - một người khác bình luận.
Những câu chuyện về quy định làm việc hà khắc thường xuyên trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Gần đây, một công ty ở tỉnh An Huy, miền Đông nước này, đã bị phản đối dữ dội vì áp dụng các quy định “như nhà tù,” chẳng hạn như cấm nhân viên sử dụng điện thoại hay rời khỏi khuôn viên công ty trong giờ làm việc.
Năm 2020, một công ty ở tỉnh Quảng Đông đã bị phanh phui vì phạt tiền nhân viên đi vệ sinh quá 10 phút hoặc đi quá 3 lần/ngày. Công ty nói rằng họ muốn tăng hiệu suất làm việc, nhưng mọi người thì cho rằng đây là hành vi vi phạm quyền cá nhân.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-07-12 09:41:00
Công bố báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay ở Ấn Độ khiến 260 người thiệt mạng
-
2025-07-12 09:39:00
Thu hồi 850.000 bình nước Inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng
-
2025-07-11 14:03:00
Mỹ siết chặt chương trình Head Start do liên quan đến vấn đề người di cư
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc, phá vỡ mốc 113.000 USD
Mỹ-Nga tiếp tục đối thoại: Tín hiệu thay đổi trong lập trường của Washington về Ukraine?
OPEC khẳng định dầu mỏ vẫn là trụ cột năng lượng toàn cầu đến 2050
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không ra hầu tòa
Tổng thư ký NATO cảnh báo hòa bình Ukraine khó đạt
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance: Châu Âu không thể là chư hầu an ninh vĩnh viễn của Washington
“Tránh” thuế quan, các tập đoàn lớn Hàn Quốc bắt tay đầu tư vào Mỹ
Nhật Bản lần đầu bắt giữ đối tượng bán ảnh khiêu dâm do AI tạo ra
Đề nghị mua tên lửa Patriot trị giá 15 tỷ đô la của Ukraine khiến Mỹ bị sốc