Cánh cửa đến hòa bình và bài học bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị với những bài học kinh nghiệm sâu sắc, quý giá.
Ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên về hòa bình tại Việt Nam chính thức khai mạc phiên toàn thể đầu tiên, gồm 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. (Ảnh: TTXVN).
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam là những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với giặc ngoại xâm hùng mạnh để giành lại, giữ vững nền độc lập, hòa bình, tự do và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một điển hình về sự nghiệp đấu tranh ấy. Và Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Thủ đô nước Pháp chính là kết quả thắng lợi của một trong những cuộc đàm phán khó khăn, lâu dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới.
Trong căn nhà riêng ấm cúng tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, Nhà ngoại giao Phạm Ngạc, năm nay đã gần 90 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn.
Chia sẻ tường tận những câu chuyện chung quanh hoạt động đàm phán tại Paris cách đây hơn nửa thế kỷ, ông Phạm Ngạc nhớ lại: "Tôi là người trẻ tuổi nhất trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa."
Nhắc tới những kỷ niệm không thể nào quên về quãng thời gian ấy, ông Phạm Ngạc kể, cuộc đàm phán ở Hội nghị Paris diễn ra đầy cam go, phức tạp, kéo dài gần 5 năm, từ 13/5/1968 đến 27/1/1973, với 202 phiên công khai, 36 phiên gặp riêng bí mật, với 500 cuộc họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn, đàm phán."Đoàn đàm phán của Mỹ có thể thông tin về nước rất nhanh. Họ có thể đàm phán nửa chừng rồi ra ôtô là có thể gọi về nước xin ý kiến. Trong khi đó, chúng ta phải mã hóa gửi về và nếu muốn về nước xin thêm chỉ thị, đồng chí Lê Đức Thọ phải mất nhiều ngày để di chuyển về Việt Nam.
Có lần cuộc đàm phán kéo dài đến 3 giờ sáng, ngay sau đó đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải lên máy bay về nước để báo cáo, mang theo biên bản cuộc họp," ông Phạm Ngạc kể lại.
“Vượt qua mọi khó khăn, các thành viên trong đoàn đàm phán luôn giữ vững tinh thần chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao,” ông Phạm Ngạc xúc động nói.
Trong trí nhớ của ông Phạm Ngạc, cuối cùng, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Paris) ngày 22/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger ký tắt.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). (Ảnh: TTXVN).
Ngày 27/1/1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký chính thức. Đây là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, với những điều khoản quan trọng, đó là: Hoa Kỳ cùng các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh rút khỏi Việt Nam.
Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ; việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình...
Nhắc đến cảm xúc hạnh phúc khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Phạm Ngạc lại nhớ giây phút ngày 27/1/1973, Phái đoàn Việt Nam bước ra cửa. Rợp trời là cờ đỏ sao vàng và cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Bạn bè quốc tế tụ họp rất đông chúc mừng hai đoàn Việt Nam, chia sẻ với ta niềm vui này, coi đây là thắng lợi chung của chính nghĩa."Để đạt được lợi ích dân tộc là cuộc đấu tranh ngoại giao cam go nhất, lâu dài nhất trong lịch sử nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Là xương máu của người Việt Nam thấm ướt khắp hai miền Nam-Bắc cho khát vọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hiệp định Paris được ký kết đã tạo ra cục diện có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến tranh sẽ chấm dứt. Đất nước sẽ bước vào kỷ nguyên thống nhất, hòa bình, thịnh vượng", ông Phạm Ngạc xúc động nhớ lại.
Đánh giá về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng khẳng định, từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiệp định Paris đã tạo ra điều kiện và môi trường để Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, chính nghĩa và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị với những bài học kinh nghiệm sâu sắc, quý giá.
Trước những diễn biến phức tạp, khó dự báo của bối cảnh quốc tế hiện nay, Hiệp định Paris cho thấy bài học về sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động ngoại giao với đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng-an ninh của đất nước; kết hợp chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước với ngoại giao nhân dân; tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững.Hiệp định Paris còn là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kế thừa và phát huy bài học quan trọng đó, trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã đề ra chủ trương coi phát huy nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực là yếu tố quan trọng; xử lý đúng đắn, hài hòa giữa độc lập, tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế, giữa lợi ích quốc gia dân tộc và trách nhiệm quốc tế; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, văn hóa; ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân; đảm bảo giữa đa phương và song phương,... tỉnh táo, ứng phó chủ động và kịp thời trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới.
Đặc biệt, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng đề cao bài học về giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Càng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, chúng ta càng cần tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao để thực hiện thành công, nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại... Việt Nam là bạn, là đối tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 21/11
-
2024-11-21 18:23:00
Thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ
-
2024-01-27 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 27/1/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 27/1
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động MTTQ, xây dựng phường Phú Sơn giàu đẹp, văn minh
Đoàn công tác Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội thăm, tặng quà công nhân huyện Thạch Thành
Bản tin 18h ngày 26/1/2024: Thanh Hóa giành 84 giải tại Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân huyện Đông Sơn
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng gặp mặt cán bộ hưu trí cơ quan Tỉnh ủy nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024
Hội báo Xuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 2/2/2024
Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân tại huyện Thạch Thành
Quỹ kết nối yêu thương - Lan toả nhân ái trao tặng công trình Bếp ấm vùng cao - Trao em mơ ước