Một đại dịch chết người khác có thể xuất hiện sớm nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, đồng thời kêu gọi các quốc gia trên thế giới chuẩn bị ứng phó.

Cảnh báo đại dịch tiếp theo có thể xảy ra “nay mai”

Một đại dịch chết người khác có thể xuất hiện sớm nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, đồng thời kêu gọi các quốc gia trên thế giới chuẩn bị ứng phó.

Cảnh báo đại dịch tiếp theo có thể xảy ra “nay mai”

Người dân đeo khẩu trang mua sắm tại chợ Union Square Holiday, ngày 23/12/2021 tại thành phố New York, Mỹ (Ảnh: Getty)

Trong một tuyên bố vào ngày 7/4, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các chính phủ đầu tư vào an ninh y tế và hoàn thiện Thỏa thuận Đại dịch - một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa và ứng phó với đại dịch .

"Một đợt đại dịch lây nhiễm tương tự mới có thể xảy ra trong 20 năm hay lâu hơn, hoặc có thể xảy ra vào ngày mai. Nhưng nó sẽ xảy ra, và dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải sẵn sàng" - Tổng Giám đốc WHO nói, mô tả đó là một điều chắc chắn về mặt dịch tễ học, không phải là một rủi ro về lý thuyết.

"Đại dịch COVID-19 giờ đây có vẻ như là một ký ức xa vời, bị lấn át bởi xung đột, gián đoạn địa chính trị và kinh tế. Nhưng đại dịch tiếp theo sẽ không đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống“- ông nói thêm -”Đó là lý do tại sao thế giới cần sự tham gia và lãnh đạo của các bạn để đưa Thỏa thuận Đại dịch của WHO đến đích".

Ông Tedros tuyên bố rằng một đại dịch có thể gây ra nhiều thiệt hại về mặt xã hội và kinh tế hơn một cuộc chiến tranh, đồng thời chỉ ra rằng khoản đầu tư cần thiết cho an ninh y tế là không đáng kể so với số tiền mà các chính phủ chi cho quốc phòng.

Cảnh báo đại dịch tiếp theo có thể xảy ra “nay mai”

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: WHO)

"Chúng ta đã chứng kiến đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất như thế nào. Theo số liệu thống kê chính thức, 7 triệu người đã thiệt mạng. Nhưng chúng tôi ước tính số người tử vong thực tế là 20 triệu. Và ngoài tổn thất về nhân mạng, đại dịch đã xóa sổ hơn 10.000 tỷ USD khỏi nền kinh tế toàn cầu" - Tổng Giám đốc WHO lưu ý.

Do đó, tất cả các quốc gia cần tìm ra sự cân bằng trong việc bảo vệ người dân của mình khỏi cả bom đạn và dịch bệnh - ông Tedros nói.

Ngày 8/4, Mỹ đã đề xuất khoản chi cho ngân sách quốc phòng kỷ lục 1.000 tỷ USD. Vào tháng 3, Liên minh châu Âu đã công bố một kế hoạch huy động tới 800 tỷ Euro để quân sự hóa khối này, với lý do nhận thấy mối đe dọa từ Nga.

Mặc dù Thỏa thuận Đại dịch đang được thảo luận tại WHO không nêu rõ số tiền chính xác mà các chính phủ dự kiến ​​sẽ phân bổ, nhưng nó nhằm mục đích cải thiện sự chuẩn bị và ứng phó trên toàn cầu đối với các mối đe dọa dịch bệnh trong tương lai.

Tổng Giám đốc WHO bày tỏ hy vọng rằng có thể đạt được sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Đại dịch của WHO. Ông đảm bảo rằng thỏa thuận này sẽ không xâm phạm chủ quyền của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Ngược lại, nó sẽ củng cố chủ quyền quốc gia và hành động quốc tế.

Vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp khởi xướng việc Washington rút khỏi WHO , mặc dù từ trước đến nay Hoa Kỳ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho tổ chức y tế toàn cầu này. Ông Trump trích dẫn cáo buộc WHO đã xử lý sai lầm trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Ông Trump cũng đã bổ nhiệm những người chỉ trích các chính sách ứng phó với COVID-19 chính thống vào các vị trí y tế quan trọng. Tiến sĩ Jay Bhattacharya - giáo sư của Đại học Stanford nổi tiếng với việc phản đối lệnh phong tỏa và lệnh tiêm vaccine - đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH). Ông Robert F. Kennedy Jr. - một người hoài nghi về vaccine - đã trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS).

Theo VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]