Các con sông thế giới trải qua năm khô hạn nhất trong 30 năm qua
Năm 2023 là năm khô hạn nhất của các con sông thế giới trong hơn 30 năm qua trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục làm giảm lưu lượng dòng chảy, góp phần gây ra hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực.
Mực nước sông xuống thấp nghiêm trọng do hạn hán tại Linarolo, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc, cho biết năm 2023 là năm khô hạn nhất của các con sông thế giới trong hơn 30 năm qua trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục làm giảm lưu lượng dòng chảy, góp phần gây ra hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực.
Theo WMO, năm 2023 cũng ghi nhận khối lượng các sông băng - cung cấp nước cho sông ngòi ở nhiều quốc gia, giảm nhiều nhất trong 5 thập kỷ qua.
WMO cảnh báo hiện tượng băng tan có thể đe dọa an ninh nguồn nước của hàng triệu người trên thế giới về lâu dài.
Trong báo cáo, công bố ngày 7/10, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo nêu rõ: "Nước là dấu hiệu cảnh báo của biến đổi khí hậu. Chúng tôi nhận được những dấu hiệu cảnh báo này dưới dạng mưa lớn, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng, gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người, hệ sinh thái và nền kinh tế."
Theo bà Saulo, nhiệt độ tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến chu trình thủy văn trở nên “bất thường và khó lường hơn,” dẫn đến tình trạng “quá ít hoặc quá nhiều nước,” gây ra cả hạn hán và lũ lụt.
Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy khoảng 3,6 tỷ người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ít nhất 1 tháng/năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ người vào năm 2050.
Năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử và mùa Hè năm 2023 cũng là mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay. Điều này làm dấy lên những cảnh báo về nguy cơ nhiệt độ trong năm 2024 có thể lên mức cao kỷ lục.
Ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc phụ trách Thủy văn, Nước và Băng quyển tại WMO, nêu rõ: "Trong 33 năm thu thập dữ liệu, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến quy mô hạn hán trên khắp thế giới lớn như vậy."
Theo báo cáo khu vực miền Nam nước Mỹ, Trung Mỹ và các quốc gia Nam Mỹ, trong đó có Argentina, Brazil, Peru và Uruguay đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán trên diện rộng và mực nước ở Amazon và Hồ Tititaca - nằm ở biên giới giữa Peru và Bolivia, thấp nhất từ trước đến nay.
WMO kêu gọi thu thập và chia sẻ thông tin về thực trạng tài nguyên nước để giúp các quốc gia và cộng đồng có biện pháp ứng phó hiệu quả./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-19 06:26:00
Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-19 06:12:00
Dự báo thời tiết 19/1: Bắc Bộ và Thanh Hóa sáng sớm có sương mù, trời rét
-
2024-10-08 06:30:00
Dự báo thời tiết ngày 8/10: Khu vực Thanh Hóa không mưa
Nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình nước sạch
Dự báo thời tiết ngày 7/10: Thanh Hoá không mưa, sáng sớm và đêm trời lạnh
Quan tâm điều tra, nghiên cứu khoa học về tài nguyên môi trường, biển và hải đảo
Dự báo thời tiết ngày 6/10: Thanh Hóa ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ
Dự báo thời tiết ngày 5/10: Thanh Hóa sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng
Triệu Sơn chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản
Dự báo thời tiết ngày 4/10: Thanh Hóa ngày nắng, nhiệt độ tăng nhẹ
Đông Sơn: Nhiều cách làm hay trong bảo vệ môi trường
Bão số 5 đã di chuyển ra ngoài Biển Đông, không có khả năng quay trở lại