Biến đổi khí hậu có thể gây thêm 14,5 triệu ca tử vong tính đến năm 2050
Lũ lụt ước tính sẽ gây ra 8,5 triệu ca tử vong đến năm 2050 với “nguy cơ cao nhất về tử vong do khí hậu” trong khi nắng nóng có thể gây thiệt hại kinh tế cao nhất, khoảng 7.100 tỷ USD tính đến 2050.
Khói bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng tại British Columbia (Canada), tháng 7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một báo cáo công bố ngày 16/1 tại Hội nghị Thường niên Lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024) ở thành phố Davos (Thụy Sĩ) cho biết biến đổi khí hậu có nguy cơ gây ra thêm 14,5 triệu ca tử vong và gây thiệt hại kinh tế 12.500 tỷ USD trên toàn thế giới tính đến năm 2050.
Báo cáo do WEF và Công ty Tư vấn Oliver Wyman đồng biên soạn, dựa trên các kịch bản do Hội đồng Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu xây dựng, trong đó nhắc đến kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất khiến nhiệt độ trung bình của hành tinh tăng lên 2,5-2,9 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Báo cáo trên phân tích sáu hậu quả chính của biến đổi khí hậu: Lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, bão nhiệt đới, cháy rừng và mực nước biển dâng cao.
Riêng lũ lụt ước tính sẽ gây ra 8,5 triệu ca tử vong đến năm 2050, gây ra “nguy cơ cấp tính cao nhất về tử vong do khí hậu.”
Hạn hán, nguyên nhân thứ hai gây tử vong liên quan đến khí hậu, dự báo sẽ cướp đi sinh mạng của 3,2 triệu người. Trong khi đó, các đợt nắng nóng có thể sẽ gây ra thiệt hại kinh tế cao nhất, ước tính khoảng 7.100 tỷ USD tính đến năm 2050.
WEF cảnh báo khủng hoảng khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng về sức khỏe toàn cầu và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất sẽ phải chịu đựng nhiều nhất.
Các khu vực như châu Phi và Nam Á sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu do nguồn lực như cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế thiết yếu còn hạn chế.
WEF kêu gọi các bên liên quan trên toàn cầu hành động mạnh mẽ và mang tính chiến lược để giảm lượng khí thải và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người.
Phát biểu tại Hội nghị WEF Davos 2024, ông Shyam Bishen, người đứng đầu Trung tâm Y tế và Chăm sóc Sức khỏe và là thành viên của Ủy ban Điều hành WEF, cho biết: “Những tiến bộ gần đây sẽ bị mất đi nếu các biện pháp giảm phát thải quan trọng không được cải thiện, và nếu các hành động toàn cầu mang tính quyết định không được thực hiện để xây dựng các hệ thống y tế thích ứng với khí hậu”./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-22 06:30:00
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Đêm có mưa vài nơi, ngày nắng
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-01-17 07:00:00
Ngày 17/1, khu vực Thanh Hóa tiếp tục có mưa
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Thời tiết 2024: Đề phòng rét đậm, nắng nóng đặc biệt gay gắt
Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường
Nỗi lo vệ sinh môi trường tại nhiều chợ dân sinh
Thanh Hoá có mưa, nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C
Từ ngày 21-22/1, không khí lạnh tăng cường gây rét ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
WMO: Khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn năm 2023
Các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục đón mưa rét, Nam Bộ nắng đẹp
Diễn biến không khí lạnh từ nay đến Tết Nguyên đán 2024 có gì đáng lưu ý?