(Baothanhhoa.vn) - Những ngày tháng 5 này, hòa chung không khí phấn khởi trên khắp mọi miền đất nước, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hướng về ngày hội non sông - ngày 23-5, ngày tất cả các cử tri đi bầu cử, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, bầu ra những người thật sự xứng đáng, có đức, có tài, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân để tham gia vào bộ máy quyền lực Nhà nước, gánh vác việc nước, chăm lo việc dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện tốt cuộc bầu cử để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Những ngày tháng 5 này, hòa chung không khí phấn khởi trên khắp mọi miền đất nước, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hướng về ngày hội non sông - ngày 23-5, ngày tất cả các cử tri đi bầu cử, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, bầu ra những người thật sự xứng đáng, có đức, có tài, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân để tham gia vào bộ máy quyền lực Nhà nước, gánh vác việc nước, chăm lo việc dân.

Thực hiện tốt cuộc bầu cử để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ thị xã Nghi Sơn kiểm tra việc niêm yết danh sách cử tri tại phường Xuân Lâm. Ảnh: hồng hạnh

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021–2026 là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý dân chủ, sâu rộng, tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình. Vì vậy, mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, tham gia cuộc bầu cử, góp phần thiết thực trong việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Còn nhớ, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề nghị: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ”. Đây là điều mà Người đã trăn trở từ lâu “Làm thế nào để quyền lực Nhà nước đích thực thuộc về Nhân dân”. Ngay trước khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam độc lập - ngày 6-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu đăng trên báo Cứu quốc, số 134 ra ngày 5-1-1946. Trong lời kêu gọi, Người đã nhấn mạnh đến quyền dân chủ của người dân, lợi ích của Nhân dân: “Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”, “Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình và gánh vác việc nước”; “Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc”.

Quốc hội đầu tiên của nước ta đã được bầu từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946. Trong bản hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946, đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam”. Nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân, vì dân đó được tiếp tục khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, được hoàn thiện, phát triển hơn ở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục thể hiện sâu sắc hơn tinh thần này.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền phải là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhà nước phục vụ Nhân dân. Toàn bộ quyền lực của Nhà nước đều bắt nguồn từ Nhân dân. Bộ máy Nhà nước là do Nhân dân lựa chọn, lập ra và ủy quyền, giao quyền nhằm thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Vì vậy, Nhà nước phải có các thiết chế dân chủ để Nhân dân thực sự làm chủ và đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước “từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân”, phải hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, phải luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và thấm nhuần phương châm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Nhà nước ta là Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ Nhân dân. Một Nhà nước của dân, do dân không chỉ ở chỗ Nhà nước đó do dân lập ra thông qua bầu cử dân chủ, phải xin ý kiến Nhân dân những công việc hệ trọng, mà còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền phải là một Nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân phải bảo đảm quyền làm chủ thực sự của Nhân dân. Người luôn trăn trở tìm cách làm thế nào để Nhà nước ta trở thành một Nhà nước pháp quyền kiểu mới, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các Nhà nước kiểu cũ. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, biết quản lý Nhà nước, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận tâm, tận lực suốt đời phục vụ Nhân dân. Đồng thời, Người khẳng định Nhà nước ta do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính Nhân dân và tính dân tộc rộng rãi. “Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ Nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.

Thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và đặc biệt là trong hơn 35 năm đổi mới ngày càng chứng minh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Song, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục giải quyết. Để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, bộ máy Nhà nước, phải luôn luôn thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đặt người dân vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động và lấy tinh thần phục vụ Nhân dân làm nền tảng hoạt động.

Bầu cử là cơ sở pháp lý để hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND được đảm bảo bởi chất lượng ĐBQH và đại biểu HĐND. Vì vậy, mỗi người dân phải nhận thức sâu sắc về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, tích cực tham gia cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021–2026; đây chính là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước. Việc tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển của đất nước.

Vì vậy, cử tri cần hiểu rõ các quy định về tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND, nắm vững quy trình, các nguyên tắc bầu cử, để từ đó xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có tâm, có tầm, thật sự xứng đáng đại diện cho ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp. Thực hiện thành công cuộc bầu cử sẽ thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Việt Linh và Lê Đình Tư (Trường Chính trị tỉnh)


Việt Linh và Lê Đình Tư (Trường Chính trị tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]